Sunday, August 27, 2017

Những bài thuốc nhân gian chữa bệnh trĩ....

Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.

THẢO DƯỢC TRỊ BỆNH TRĨ BÔI NGÒAI KHỎI VĨNH VIỄN SAU 10_15 NGÀY

Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Người mắc bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại khi đi khám và điều trị bệnh nên thường để bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế.
Bệnh trĩ khi đã nặng khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện, tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh là một cách giúp người mắc bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh.
Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.
Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.
Bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh trĩ dưới đây:
Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý:
4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc1
Lấy 100 g lá và 5 g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.
THẢO DƯỢC TRỊ BỆNH TRĨ BÔI NGÒAI KHỎI VĨNH VIỄN SAU 10_15 NGÀY
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:
4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc 2
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.
Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.
Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.
Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.
THẢO DƯỢC TRỊ BỆNH TRĨ BÔI NGÒAI KHỎI VĨNH VIỄN SAU 10_15 NGÀY
Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng
4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc 3
Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.
Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
THẢO DƯỢC TRỊ BỆNH TRĨ BÔI NGÒAI KHỎI VĨNH VIỄN SAU 10_15 NGÀY
Chữa trĩ bằng đu đủ xanh
4 cách dân gian chữa khỏi bệnh trĩ không dùng thuốc 4
Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ  bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.
THẢO DƯỢC TRỊ BỆNH TRĨ BÔI NGÒAI KHỎI VĨNH VIỄN SAU 10_15 NGÀY

Thursday, August 24, 2017

Làm cách nào để kiểm sóat đường huyết

DÙNG MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT CŨNG LÀ CÁCH KIỂM SÓAT LƯỢNG ĐƯỜNG HIỆU QUẢ->CLICK

Trong điều trị tiểu đường tuyp 2, ngoài việc kiểm soát glucose máu đói và HbA1c, glucose máu sau ăn và tình trạng hạ đường huyết quá mức cũng cần được chú trọng.
Tăng glucose máu sau ăn dễ gây biến chứng
Dieu tri tieu duong: Can kiem soat tang duong huyet sau an va ha duong huyet qua muc - Anh 1
Kiểm soát đường huyết là một mục tiêu quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không nên sử dụng HbA1c như một chỉ số duy nhất để chứng tỏ sự ổn định về nồng độ đường huyết của bệnh nhân, mà cần lưu ý đến cả lượng đường huyết sau ăn. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế: Tăng đường huyết sau ăn là khi đường huyết đo 2 giờ sau bữa ăn > 7,8 mmol/l (200 mg/dl).
Tăng glucose máu sau ăn gây tăng lipid máu sau ăn, khiến nguy cơ sinh xơ vữa cao và tạo ra các stress oxy hóa góp phần vào các biến chứng mạch máu lớn và nhỏ; làm tăng nguy cơ tử vong ở cả bệnh nhân tiểu đường và những người có đường huyết lúc đói thấp hơn ngưỡng chẩn đoán tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh: tần suất nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn > 10 mmol/l cao hơn 40% so với những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn < 8 mmol/l.
Như vậy, tăng glucose máu sau ăn là một yếu tố nguy cơ cao đối với các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, mạch máu não, động mạch ngoại vi) và biến chứng vi mạch (thận, võng mạc, thần kinh). Do đó, việc kiểm soát đường huyết trước và sau ăn giúp giảm tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường.
Hạ đường huyết có thể gây tử vong
Dieu tri tieu duong: Can kiem soat tang duong huyet sau an va ha duong huyet qua muc - Anh 2
Hạ đường huyết là khi khi nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dL, do một số nguyên nhân như thuốc điều trị tiểu đường, rối loạn nội tiết (thiếu hụt tuyến thượng thận), do chế độ nhịn ăn, tập luyện quá mức, dùng rượu, nhiễm khuẩn nặng… Các triệu chứng của hạ đường huyết thường xảy ra âm thầm hoặc biểu hiện đột ngột.
Hạ đường huyết thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc quá liều hoặc không tuân thủ đúng điều trị. Tuy nhiên, hạ đường huyết thường diễn ra từ từ nên bệnh nhân không nhận biết được lượng đường trong máu đang giảm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, đặc biệt là hôn mê và tử vong trong lúc ngủ mà không thấy rõ các triệu chứng khác.
Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường
Dieu tri tieu duong: Can kiem soat tang duong huyet sau an va ha duong huyet qua muc - Anh 3
- Để kiểm soát tăng glucose máu sau ăn, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp, tránh thức ăn nhiều tinh bột và đường như bánh mì, bánh ngọt, nước có ga… Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm và nhai kĩ. Tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… cũng giúp đốt cháy năng lượng và cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.
- Để phòng ngừa hạ đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần trang bị máy đo đường huyết cá nhân để kiểm tra thường xuyên và một số thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa như nước trái cây, 1 muỗng canh mật ong, 4 - 5 bánh mặn, 3 - 4 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh đường. Khi có triệu chứng hạ đường huyết nặng, cần xin chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc phù hợp (như glucagon).
- Sử dụng thảo dược trên lâm sàng hiện nay là một thực tế phổ biến được chấp nhận trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 ở nhiều quốc gia. Các thảo dược như dây thìa canh, chè đắng, giảo cổ lam đã được chứng minh có tác dụng ức chế các enzym đường ruột (α-glucosidases, α-amylase) tương tự các nhóm thuốc tân dược giúp làm chậm hấp thu tinh bột, kiểm soát hiện tượng tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên tin dùng những sản phẩm được nghiên cứu bởi cơ quan chuyên môn uy tín.
Biểu đồ mức đường huyết sau 3 ngày điều trị, sau 7 ngày, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần cũng cho thấy nhóm dùng kết hợp Thanh Đường An có biên độ dao động hẹp, thể hiện sự ổn định của mức đường huyết trước và sau ăn, đồng thời không gây hạ đường huyết trong suốt quá trình điều trị.
Dieu tri tieu duong: Can kiem soat tang duong huyet sau an va ha duong huyet qua muc - Anh 4
                              MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT CHẤT LƯỢNG CAO
Như vậy, để kiểm soát đường huyết sau ăn, bệnh nhân tiểu đường nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động cơ thể thường xuyên, kết hợp với các liệu pháp thảo dược an toàn, uy tín giúp tăng cường hiệu quả điều trị.

Monday, August 21, 2017

Tác dụng của Nấm Linh Chi

Tác dụng của Nấm Linh Chi?
Công dụng của Nấm Linh Chi hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng bệnh như: Bệnh gút (gout), thiểu năng tuần hoàn não, bệnh huyết áp, mỡ máu, suy nhược thần kinh, gan, thận, giảm quá trình lão hóa của cơ thể, các bệnh về khớp ở người cao tuổi, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng đỡ thể trạng bồi bổ cơ thể, đặc biệt thành phần polysarccharides trong Nấm Linh Chi có tác dụng khống chế sự phát triển của các tế bào bất thường (tác nhân gây ung thư, ung bướu) nên Linh Chi còn được sử dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, ung bướu và hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị…
Tư vấn kiến thức khi sử dụng Nấm Linh Chi
- Dùng Nấm Linh Chi bao lâu thì có hiệu quả? Có chắc dùng Nấm Linh Chi sẽ trị được bệnh Ung thư?
Việc này là phụ thuộc vào nhiều loại bệnh và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có những người uống Nấm Linh Chi thì khối U giảm rõ rệt nhưng một số người khác hiệu quả ít hơn. Nấm Linh Chi rất nhiều chủng loại, trong đó Nấm Thượng Hoàng là có tỷ lệ ức chế ngăn ngừa khối U hiệu quả cao nhất nhưng đây là loại Nấm quý hiếm, thời gian nuôi trồng dài nên giá rất cao, công dụng của Nấm Thượng Hoàng và Nấm Vân Chi cũng giống như công dụng của Nấm Linh Chi, chỉ khác nhau chỉ số dược tính, với người có kinh tế trung bình chúng ta có thể sử dụng Nấm Linh chi đỏ Việt Nam cũng có hiệu quả tốt, giá Nấm Linh Chi đỏ cũng phù hợp với người có điều kiện trung bình muốn dùng để bảo vệ sức khỏe, với 1 kg Nấm Linh Chi có thể dùng 2 đến 3 tháng, chi phí cho việc uống Nấm Linh Chi để bảo vệ sức khỏe là không cao như mọi người thường nghĩ.
- Nấm Lim Xanh có hiệu quả hơn Nấm Linh Chi và cách phân biệt Nấm Linh Chi Hàn Quốc và Trung quốc?
Nấm Lim Xanh cũng là Nấm Linh Chi mọc tự nhiên trong rừng, loại này mọc trên cây lim xanh nên còn được gọi là Nấm Lim Xanh, Nấm Linh Chi mọc trong rừng cũng có nhiều chủng loại, để biết được giá trị dược tính thì chỉ phân tích chứ không thể trả lời chính xác loại nào tốt hơn và chỉ số dược tính là bao nhiêu. Nhưng để an toàn và hiệu quả thì chỉ chọn mua Nấm Lim Xanh nơi uy tín có kỹ thuật để có thể phân biệt đâu là loài Nấm Linh Chi có giá trị. Nấm Linh Chi Việt Nam được kiểm chứng không thua một loài Nấm ngoại nhập nào. Câu hỏi quan trọng là “Mua Nấm Linh chi ở đâu uy tín chất lượng tốt nhất?”. Người dân có thể mua Nấm Linh Chi ở các cơ sở Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh gần nhất nếu có, hoặc mua Nấm Linh Chi Nông Lâm của Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, hay Nấm Linh Chi ở Trại Nấm An Thanh ở Củ Chi.
Để phân biệt Nấm Linh Chi Hàn Quốc và Trung Quốc có thể kiểm tra mặt dưới của Nấm, Nấm Linh Chi Trung Quốc mặt dưới màu vàng nghệ, ít dày và mềm. Còn Nấm Linh Chi Hàn Quốc màu vàng chanh, rất dày và cứng nhất. Trong khi đó Nấm Linh Chi Việt Nam lại có màu trắng đục, mềm và xốp nhất có thể bẻ đôi được. Ngoài ra, để nhận biết được Nấm Linh Chi thật giả lại rất khó bởi Nấm Linh Chi rất dễ làm giả và có thể chiết xuất hết dưỡng chất mà mắt thường không thể phân biệt được. Vì vậy nên chọn mua nấm chất lượng ở cơ sở uy tín có nguồn gốc là cách duy nhất để giảm thiểu rủi ro tránh mua nhầm Nấm Linh Chi bị rút dưỡng chất, còn non, hay bị mối mọt…
- Nấm Linh Chi cổ có tốt không?
Khách hàng không nên chọn mua Nấm Linh Chi cổ vì Nấm Linh Chi sống nhiều năm hóa gỗ không còn giá trị chữa bệnh. Trên thị trường giá cả Nấm Linh Chi khác biệt có nhiều nguyên nhân như: Nấm Linh Chi bị làm giả hoặc rút hết dưỡng chất, bởi thế sẽ có giá rất rẻ; Nấm Linh Chi thật nhưng giá rẻ là do họ chưa áp dụng đúng hết quy trình sản xuất và thu Nấm non để hạ giá thành sản phẩm, nhìn bề ngoài giống nhau nhưng chất lượng không được bảo đảm.
Một thành phần quan trọng là Bào tử của Nấm Linh Chi, (lớp phấn màu nâu như bụi trên tai Nấm). Mua Nấm phải chọn loại Nấm còn lớp bào tử trên tai Nấm, đây là một phần tinh túy của Nấm Linh Chi nên không được bỏ vì hàm lượng dược tính cao hơn Nấm Linh Chi.
- Cách sử dụng Nấm Linh Chi hiệu quả nhất?
Xay Nấm Linh Chi thành bột và nấu chung với nước rồi uống như trà thay nước hàng ngày, khi sử dụng có thể cho thêm cỏ ngọt để có vị ngon hơn. Cách bảo quản Nấm Linh Chi tốt nhất là Nấm Linh Chi sau khi mua về nên để nơi khô ráo và buột kín, có thể để trong ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản Nấm Linh Chi lâu hơn.


Mọi thông tin tư vấn khoa học, hợp tác nghiên cứu vui lòng liên hệ:

Sunday, August 20, 2017

Chữa bệnh không cần thuốc....

30 cách chữa bệnh KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC-->Nhấn vào đây

Bài viết dưới đây là chia sẻ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng về phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. Chúng ta thử áp dụng xem có hiệu nghiệm không nhé!

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè

Không nên dụi mắt vì dễ bị tổn thương giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
chữa bệnh không dùng thuốc bằng cách bấm huyệt

2. Mắt nhắm không khít

Nếu bạn bị liệt dây thần kinh số 7 dẫn đến một mắt nhắm không khít thì hãy hơ ngay nắm ngải cứu vào bên mắt đối xứng. Hơ nhiều lần trong ngày, mỗi lần vài phút thì măt sẽ dần nhắm khít.
Trong trường họp bị liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên: Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: Mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
-  Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
-  Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
Nếu bị Lẹo mắt (lên chắp): Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
Mắt không di động được: Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

3. Mũi bị nghẹt
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), khoảng một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay.

4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vào đầu mày (huyện 65) vài chục cái. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.

5. Bong gân, trật khớp cổ tay

Hãy dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, gõ nhẹ thôi nhé, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).

6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân

Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

7. Chuột rút bắp chân
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay khoảng vài chục cái, chuột rút( vọp bẻ)hết liền. Chuột rút chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

8. Gai gót chân

Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

9. Đau nhức đầu gối

Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày

Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: Lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu

-  Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
-  Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
-  Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
-  Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
-  Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
-  Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
-  Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
-  Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
-  Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
-  Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
-  Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
-  Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: Trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)

Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
Massage bằng ngải cứu

14. Bí tiểu

Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt

Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ biến mất:
- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt.

16. Đau bụng

Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:

- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
- Nếu đau tử cung thì  Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần hoặc Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần
- Nếu bị đau bụng kinh thì vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
Phụ nữ bị huyết trắng: Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
Bế kinh: Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

17. Đau đầu dương vật

Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

18. Đau khớp háng

Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
Các khớp ngón tay khó co duỗi:Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

19. Đau gót chân

Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

20. Ho ngứa cổ


- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
Ho khan lâu ngày: Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
Khan tiếng: Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết. Hoặc Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày

21. Bệnh huyết áp cao và thấp

- Huyết áp cao: Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
- Huyết áp thấp:Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

22. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

23.Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)


Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

24. Hắt hơi liên tục


Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

25, Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

26. Bệnh liên quan đến mắt

Mắt đỏ: Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
Mắt nhức: Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
Mắt quầng thâm: Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
Mắt nháy (giật): Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
Buồn ngủ nhíu mắt lại: Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

27. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

28. Quai bị

Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

29 . Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

30 Tê lưỡi, cứng lưỡi
- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.


Friday, August 18, 2017

Bài thuốc dân gian "kỳ diệu" chữa bệnh GÚT ai cũng có thể tự làm




Bài thuốc dân gian "kỳ diệu" chữa bệnh GÚT ai cũng có thể tự làm




Bài thuốc dân gian "kỳ diệu" chữa bệnh GÚT ai cũng có thể tự làm

Ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm, đó là dùng đậu xanh nấu thành thuốc để ăn.


Lá nương một sản phẩm chữa bệnh gout hiệu quả không gây độc.Nhấn vào đây để biết chi tiết....





Bệnh gút là loại bệnh lý được xếp vào hàng lâu đời nhất của loài người với "lịch sử" hơn 2000 năm và được coi là "bệnh của vua chúa", "bệnh nhà giàu" với nguyên nhân gây ra bệnh và chi phí điều trị đều rất tốn kém.
Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.
Ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm, đó là dùng đậu xanh nấu thành thuốc để ăn.
Đây là bài thuốc dân gian của người dân tộc Sán Dìu đã được nhiều người áp dụng và phản hồi về hiệu quả cao của nó.
Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…
Sở dĩ đậu xanh có thể chữa được bệnh gout do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout .
Đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm cao, cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp phòng ngừa và giảm viêm do gout gây ra một cách hiệu quả.
Khi chế biến các món từ đậu xanh có rất nhiều người có thói quen lọc và  bỏ vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.
Chữa khỏi GÚT nhờ bài thuốc dân gian cực dễ ai cũng có thể tự làm
Đậu xanh nguyên hạt hầm nhừ là bài thuốc giúp bạn thoát khỏi cơn hành hạ của bệnh gút.
Cách chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh:
Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.
Bài thuốc này thực sự rất đơn giản nhưng để có hiệu quả cần phải có sự kiên trì của người bệnh bởi đậu xanh ăn nhiều dễ ngán, nếu không thực sự quyết tâm khó có thể ăn đều đặn trong thời gian 30 ngày.
Lưu ý:
- Đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị cần theo dõi huyết áp chặt chẽ. Ngoại trừ những thực phẩm phải kiêng, nên ăn những thực phẩm khác để duy trì huyết áp.
- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.
- Uống nhiều nước trong ngày.
- Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Sau một thời gian dùng nên đi khám lại hoặc khám lại khi có dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng về sau.
- Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vì vậy người khỏe mạnh cũng nên ăn thường xuyên có tác dụng giải độc cơ thể. Phụ nữ thường xuyên ăn cháo đậu xanh da sẽ rất đẹp.






Thursday, August 17, 2017

Tìm hiểu về bệnh gout

Cà phê được biết như yếu tố bảo vệ bệnh gút. Nước táo hay nước cam có nguy cơ khiến bệnh nặng thêm.

Nhậu nhiều bị bệnh gout gây nhiều biến chứng
Cho dù đã có rất nhiều thuốc làm giảm acid uric máu, thì việc ăn uống điều độ, hợp lý vẫn là cơ sở cho việc điều trị bệnh gút.


Chế độ ăn
- Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine: phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, óc…), trứng vịt lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, đường.
- Chế độ ăn hàng ngày với lượng calo 1600 kcal/ngày với carbonhydrat chiếm 40 %, 30 % protein và 30 % chất béo không bão hòa.
- Không ăn nhiều: Hải sản (tôm, cua…), các loại đậu hạt, măng tây, chocolate, cacao.
- Dùng nhiều: Rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, các loại ngũ cốc, sữa, trứng.
Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh gút và các bệnh kèm theo chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả của bệnh.

Chế độ uống
- Bia rượu: Là tác nhân số một gây bệnh gút, sử dụng nhiều làm tăng sản xuất acid uric.
Rượu bia là tác nhân số 1 gây bệnh gút.
- Cà phê: Trước đây bệnh nhân gút được khuyên không nên uống cà phê nhưng giờ đây được biết như yếu tố bảo vệ. Những người có thói quen uống cà phê mỗi ngày và đang bị gút hoặc có nguy cơ cao về bệnh gút thì không cần phải ngưng uống hay giảm lượng cà phê uống hàng ngày.
- Uống nhiều nước: Bệnh nhân gút phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để gia tăng quá trình bài tiết acid uric qua nước tiểu. Ngoài ra nên sử dụng các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm natri bicarbonate 14‰.
- Nước ngọt: Uống nhiều nước ngọt (fructose) làm tăng acid uric máu và tăng nguy cơ mắc gút. Nước ngọt không đường thì không làm gia tăng nguy cơ bệnh gút nhưng nước quả và những trái cây nhiều fructose như táo và cam đều gia tăng nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng mọi người cần phải cân bằng chế độ rau quả để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Chế độ sinh hoạt - luyện tập
- Ngâm chân nước nóng hàng tối là có ích, có thể làm thường xuyên, không nên dùng nước quá nóng, không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
- Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa hay bị lạnh đột ngột.
- Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya.
- Cần duy trì chế độ luyện tập, vận động thường xuyên vừa sức. Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.
Vận động giúp tăng thải các chất độc: khí CO2 ( qua hơi thở ), acid uric cùng các chất cặn bả khác qua nước tiểu, mồ hôi, phân, nên dự phòng được bệnh gút, viêm đa khớp…
Điều trị gút: 5 kiêng, 5 giảm, 5 nên
5 kiêng
1. Thực phẩm giàu đạm: hải sản, thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng...
2. Phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc ...
3. Trứng gia cầm, nhất là trứng vịt lộn.
4. Các loại măng, nấm, giá đỗ, dọc mùng (làm tăng tốc độ hình thành acid uric).
5. Rượu, bia...
5 giảm
1. Thịt, cá các loại ( bệnh nhân 50kg không nên ăn quá 100g mỗi ngày).
2. Các loại đậu.
3. Mỡ, da động vật,
4. Đồ chiên, quay, đồ ăn nhanh, mì tôm
5. Đồ uống có gaz
5 nên
1. Ăn thực phẩm giàu chất xơ: dưa leo, củ sắn, cà chua ...
2. Uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng không gaz.
3. Vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng, vừa sức.
4. Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh.
5.Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là nguồn cơn sinh ra cơn đau gút cấp).
Gọi Ngay số 016492156420 để biết thêm chi tiết về bênh gout

Thuốc gut gia truyền trị bệnh

Hiện tại trên thị trường đã có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh  gút nhưng phần lớn đều có tác dụng phụ và không đáp ứng được nhu cầu đào thải và cắt dứt cơn đau khớp cấp tính.Sau nhiều năm nghiên cứu gia truyền để lại tận dụng các vị thuốc nam sẵn có chúng tôi đã cho ra đời thuốc chữa bệnh gút hoàn toàn bằng nam dược mà không gây độc hại

Thuốc bột mịn trắng được gia truyền nhiều đời để lại.Thuốc dùng không ảnh bệnh khác.Cái hay một loại thuốc trị tốt cả 2 bệnh.Thuốc chữa gout gia truyền
  * Gồm 2 bệnh:
    1.GÚT( THỐNG PHONG)
    2.VIÊM THẤP KHỚP, PHONG THẤP MÃN TÍNH
   * CÁCH DÙNG:
    1.Liệu trình khoảng 3-5 gói.Mỗi gói chia đều thành 10 phần bằng nhau,mỗi phần được gọi là 01 đơn vị thuốc.
    * Cách dùng thuốc:
    Ngâm cho thuốc tan dần trong miệng và nuốt từ từ, không nên uống bằng cách chiêu nước sẽ kém công hiệu.
    3 ngày đầu mỗi ngày ngậm 02 lần,mỗi lần ngậm 01 đơn vị thuốc vào trước bữa ăn.Những ngày sau ngậm 01 đơn vị thuốc, không cần thiết dùng ngay hết cả liều trình tuỳ thuộc mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Khi dứt bệnh hết đau, số thuốc còn lại để vào lọ, để nơi khô ráo, để điều chỉnh về sau này những người bệnh Gút và Khớp,giai đoạn nào ăn uống,liên hoan nhiều, hay thay đổi thời tiết thì ngậm phòng 01 đơn vị thuốc thì bệnh không tái phát lại.
    * GHI CHÚ:
    Trong thời gian sử dụng thuốc không nên dùng kháng sinh lẫn nên uống nhiều sữa chua và ăn nhiều hoa quả (cam chanh v.v..).
    Không nhất thiết phải ăn kiên quá phức tạp, vẫn có thể được uống bia, rượu ở mức độ ít. Người nào bị bệnh Gút nên ăn tươi vài bữa cho bệnh phát lại dùng thuốc này đặc trị luôn.
    Trẻ em dưới 16, người già cao tuổi dùng liều bằng nửa người lớn.
    Thuốc này không có tác dụng điều trị trong các trường hợp đau do bị kéo cơ, giãn cơ,sưng tấy do va đập tai nạn,những người viêm cầu thận nặng không nên dùng.Thời gian dùng thuốc ăn khỏe hơn.
    Thời gian đoạn thuốc đang thẩm thấu, một số ít người có thể hơi bị mệt và nấc nhẹ,không nên lo lắng, một vài tiếng sau sẽ hết và trở lại bình thường
Những trường hợp huyết áp thấp thì nên ngậm thuốc sau bữa ăn.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Wednesday, August 16, 2017

Bệnh đau nửa đầu và cách điều trị

Bệnh đau nửa đầu mãn tính gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh đau nửa đầu là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau nửa đầu.
Kiểu đau nửa đầu thường gây cảm giác dao động mạnh trong óc, phổ biến là một bên nhưng cũng có khi cả hai bên đầu. Những người bị nhức đầu kiểu này thường buồn nôn, có khi nôn hoặc không và khá nhạy cảm với ánh sáng mạnh cùng tiếng ồn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thành mạch máu và các tế bào thần kinh xung quanh não bị sưng tấy.
Cách điều trị: Hầu hết những người bị đau nửa đầu kiểu này thường chỉ muốn tìm một chỗ yên tĩnh và tối để nằm.
Với cơn đau cấp tính thì uống Ibuprofen, aspirin, acetaminophen có thể phát huy tác dụng. Tuy nhiên đa phần phải dùng tới thuốc đặc trị.
Cũng có một số loại thuốc khác có thể phòng ngừa chứng đau nửa đầu như thuốc chống tai biến, thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị huyết áp.
Ngoài ra, cũng nên đi kiểm tra tim để điều trị bệnh tận gốc nếu đúng là có liên quan.

Hiểu thêm về bệnh đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu rất khó chịu, thường đi kèm với buồn nôn và hay tái phát. Những dấu hiệu báo trước khi cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, hoa mắt,… TS-BS Phương Thảo (Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện ND Gia Định, TP.HCM) sẽ giúp độc giả hiểu rõ thêm về căn bệnh này.
Bệnh đau nửa đầu và giải pháp điều trị bệnh đau nửa đầu
Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ

Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính, hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta thường gọi là đau đầu Migraine. Về cơ chế bệnh được xếp vào nhóm đau đầu do nguyên nhân mạch máu não. Như có sự co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não một bên.
Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhất là nữ giới trong công sở tỷ lệ 2/1. Về cơ chế gây bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau rõ rệt. Đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi, hiếm gặp ở tuổi già và trẻ em. Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ mắc bệnh này trên thế giới.
Tuy nhiên nghiên cứu của các nhà Thần kinh học của Mỹ cho thấy khoảng 15 – 20 phụ nữ tuổi dưới 45 thường có một người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ từ 5 – 6,7%. Riêng ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác. Mặc dù vậy, qua thực hành lâm sàng thì đây cũng là bệnh thường gặp trong bệnh lý thần kinh ở các nước Châu Á cũng như ở Việt Nam.
Đau nửa đầu biểu hiện trên lâm sàng thường xảy ra từng cơn với tính chất: Cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4 – 72 giờ, có thể lần lượt đổi bên (không cố định bên nào), có hiện tượng mạch đập mạnh ở vùng thái dương. Mức độ đau có thể vừa hoặc dữ dội tùy theo từng bệnh nhân và đau tăng lên khi gắng sức và có triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
Đây là trường hợp đau nửa đầu điển hình. Ngoài ra, còn gặp một một số đau không giống ai: Đau nửa đầu kèm theo mất ý thức, liệt mặt, liệt nửa người giống như triệu chứng của tai biến mạch máu não, rối loạn thị lực. Đây là bệnh có liên quan đến tiền sử gia đình. Nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố di truyền nào liên quan đến bệnh này.

Phát hiện bệnh

Đau nửa đầu là loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ các thể đặc biệt như biến chứng thần kinh. Mặc dầu vậy, những cơn đau nửa đầu dữ dội kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Bệnh đau nửa đầu và giải pháp điều trị bệnh đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính.
Việc phát hiện và điều trị kịp thời là cần thiết vì hạn chế được các cơn đau gây khó chịu, lo lắng và hoảng hốt. Một điều cần chú ý khi điều trị đau nửa đầu là cần phải loại trừ các triệu chứng đau thuộc bệnh lý vùng hàm mặt như: Đau nửa mặt, (đau dây thần kinh số 5), sâu răng, và các bệnh lý khác của hàm mặt.
Các bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm tai xương chủm, và một số đau đầu có tính chất khu trú rất nguy hiểm như: U não, dị dạng mạch não… Các loại đau này thường kéo dài liên tục và không thành cơn như đau nửa đầu.
Việc điều trị bệnh này chia thành 2 bước chính: Điều trị cắt cơn đau khi đang có cơn đau, thường dùng thuốc Tartrate rgotamine dùng dạng viên uống hoặc dùng dạng tiêm và cần dùng ở giai đoạn sớm mới có tác dụng tốt.
Tuy nhiên không được dùng quá liều vì thuốc có thể dẫn đến hoại tử đầu chi, không được dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc đang có kinh nguyệt, cũng như trường hợp nhiễm trùng nặng. Bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ thần kinh trước khi dùng. Điều trị nên được chỉ định khi tần suất các cơn đau dày, ít nhất có 3 cơn mỗi tháng. Thời gian điều trị ít nhất là 2 – 3 tháng kể cả khi không có cơn đau để tránh tái phát.

Phòng chống bệnh đau nửa đầu

Những người bị đau nửa đầu nên tránh dùng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê… tránh thức đêm và nhữg căng thẳng về tinh thần trong cuộc sống. Tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên cũng có thể giảm được các triệu chứng. Chế độ ăn uống bình thường không ảnh hưởng đến bệnh này. Vì thế không cần kiêng khem quá với các loại thực phẩm thông thường.
Không nên tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi lên cơn đau dữ dội mà không kịp đi khám, có thể dùng tạm các nhóm thuốc giảm đau thông thường như: Alaxan, Miloxicam… để tạm thời làm giảm cơn đau và cần chú ý đến các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Điều trị bệnh đau nửa đầu

Để điều trị chứng đau nửa đầu có thể dùng thuốc: ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau nửa đầu. Thuốc giảm đau thường được dùng khi bắt đầu cơn đau gồm: aspirin, acetaminophen.

Giải pháp điều trị bệnh đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu và giải pháp điều trị bệnh đau nửa đầuNhững người bị đau nửa đầu nên tránh dùng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Đau nửa đầu (hay còn gọi là migraine) được xếp vào một trong những bệnh đặc biệt, chiếm khoảng 10% dân số, trong đó bệnh nhân nữ gấp 3 lần bệnh nhân nam; người trẻ mắc nhiều hơn. Cơn đau thường đến từ từ, nhưng mỗi lúc một nặng thêm, nối tiếp từ cơn này đến cơn khác khiến người bệnh có cảm giác đầu muốn nổ tung. Cơn kéo dài 2-4 giờ, nhưng cá biệt có thể kéo dài vài ngày, khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập. Cùng với những cơn đau là cảm giác buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng… Đó là các cảm giác không bao giờ có thể quên đối với những người từng bị cơn đau nửa đầu hành hạ.

Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu

Tùy cơ địa mà mức độ cũng như thời gian đau của mỗi người khác nhau, nhưng tựu chung, bệnh đau nửa đầu có các triệu chứng rất điển hình: đau mạnh ở một hay cả hai bên đầu, cứng cơ cổ, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, tăng số lần đi tiểu và tiêu chảy. Một số trường hợp đau nặng còn bị ảo giác như thấy các đường ziczăc và ánh sáng loá.
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu: Khi lượng máu lên não tự nhiên ít đi, não phản ứng lại với tình trạng thiếu ôxy này bằng cách gây ra đau. Ngoài thiếu ôxy, hậu quả của việc thiếu máu nêu trên làm cho một số mạch máu khác bị giãn nở và viêm tấy, gây ra đau đầu. Dù đã có vô số công trình nghiên cứu, nhưng cho đến nay y học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Người ta mới chỉ xác định được rằng, ngoài nguyên nhân vận máu lên não kém, bệnh đau nửa đầu còn có thể là do: các gene dị thường trong não truyền đi một tín hiệu bất thường; stress; sự thay đổi hormone thời kỳ kinh nguyệt, trưởng thành, mang thai và mãn kinh ở phụ nữ; thay đổi thời tiết hay độ cao; giấc ngủ thất thường (quá nhiều hay quá ít), sự gián đoạn của giấc ngủ thường ngày; mùi hương quá đậm, đèn quá sáng hay tiếng ồn quá mức; do rượu và một số chất trong thực phẩm… khiến mạch máu co rồi giãn (do tăng chất trung gian hóa học serotonin hoặc sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh) gây ra các cơn đau thắt nửa đầu.

Tác hại của chứng đau nửa đầu

Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khoẻ, như:
Trầm cảm: Do là bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nên lâu ngày bệnh nhân đau nửa đầu dễ bị trầm cảm hoặc cáu gắt. Những bệnh nhân có kèm thêm chứng mất ngủ, ăn uống không điều độ; đến kỳ kinh nguyệt… càng dễ thấy sự thay đổi tính tình.
Nguy cơ đột quỵ: Nguy cơ bị đột quỵ ở những người bị chứng đau nửa đầu cao gấp 2,16 lần so với những người không bị. Đặc biệt, những phụ nữ bị đau nửa đầu dùng thuốc tránh thai có nguy cơ tăng gấp 8 lần so với những người không dùng thuốc.
Ảnh hưởng đến thị giác: Chứng đau nửa đầu ảnh hưởng rất lớn đến thị giác. Điều này rất rõ rệt ở tuổi trung niên. Do có vấn đề bất thường trong việc vận chuyển máu lên não, nên mắt của những người bị đau nửa đầu dễ bị suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và thậm chí mù vĩnh viễn.
Bệnh đau nửa đầu và giải pháp điều trị bệnh đau nửa đầu
Phương pháp điều trị bệnh đau nửa đầu hiện nay mới chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng.
Dễ bị tiêu chảy: Cơn đau tác động tới các giác quan, nên đa số bệnh nhân đau nửa đầu rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng hoặc một số mùi. Điều đó giải thích vì sao khi bị đau đầu nhiều người còn bị buồn nôn, nôn, hoặc có khi bị tiêu chảy…

Điều trị thế nào?

Do chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh nên phương pháp điều trị hiện nay mới chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng. Có nghĩa là bệnh nhân được dùng thuốc với hai mục đích: điều trị và dự phòng các cơn đau. Đối với các thể nhẹ hoặc vừa phải, cơn đau nhanh chấm dứt… bệnh nhân chỉ cần dùng các thuốc giảm đau thông thường không steroid như: aspirin, aidometacin, acetaminophen, ibuprofen, diclofenac, paracetamol… Trường hợp đau nặng, cường độ mạnh, cơn kéo dài… bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, làm co các nhánh ở động mạch cảnh ngoài như: naproxen, gynergen.
Do chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh nên phương pháp điều trị hiện nay mới chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng. Có nghĩa là bệnh nhân được dùng thuốc với hai mục đích: điều trị và dự phòng các cơn đau. Đối với các thể nhẹ hoặc vừa phải, cơn đau nhanh chấm dứt… bệnh nhân chỉ cần dùng các thuốc giảm đau thông thường không steroid như aspirin, aidometacin, acetaminophen, ibuprofen, diclofenac, paracetamol… Trường hợp đau nặng, cường độ mạnh, cơn kéo dài… bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, làm co các nhánh ở động mạch cảnh ngoài như naproxen, gynergen.
Đối với phụ nữ, liệu pháp hormone có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Ngoài việc dùng thuốc, những người mắc bệnh đau nửa đầu cần hết sức lưu ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Về chế độ ăn uống, bệnh nhân đặc biệt phải kiêng các thực phẩm có chất kích thích như: rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga, chocolate, phomat, xúc xích, dăm bông, mỳ chính, trái cây họ cam quýt… Nên ăn nhiều thực phẩm giàu magiê như cá, cây họ đậu, rau màu xanh sậm, vì thực phẩm này có thể giúp giảm bớt tần số đau. Không nên ăn quá nhiều và quá nhanh; không bao giờ được bỏ bữa sáng, vì nếu không bệnh sẽ nặng thêm. Mỗi bữa nên ăn một lượng thức ăn vừa phải và ăn thành nhiều bữa (3 – 4 giờ ăn một lần).