Wednesday, July 24, 2013

Ngủ nhiều liệu có tốt???

Ngủ là một nhu cầu thiết yếu nhưng nếu lúc nào cũng buồn ngủ hay vùi mình trong chăn khi mặt trời đã đứng bóng thì có tốt?Bạn đã biết những gì về ngủ nhiều?

  
1. Thế nào là ngủ quá nhiều?

Thời lượng giấc ngủ không cố định, nó biến đổi rất nhiều tùy từng giai đoạn liên quan với mức độ hoạt động cũng như tình trạng sức khỏe và lối sống. Ví dụ khi bị stress hay ốm, bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên chỉ nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm.

2. Nguyên nhân

Chứng ngủ lịm (hypersomnia) với các biểu hiện như lo lắng, thiếu năng lượng và gặp vấn đề về trí nhớ, kết quả là bệnh nhân luôn cần ngủ.
 
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn: rối loạn này khiến bệnh nhân ngừng thở tạm thời trong suốt giấc ngủ. Bệnh nhân muốn ngủ thêm vì nó làm gián đoạn chu kỳ của giấc ngủ bình thường.
 
Ngoài ra còn có thể do rượu hoặc thuốc điều trị.
 
Trầm cảm cũng dẫn đến ngủ nhiều.
 
Và cũng có những người chỉ đơn giản là thích ngủ nhiều.

3. Các bệnh lý do ngủ nhiều

Tiểu đường: Trong 1 nghiên cứu gần 9.000 người Mỹ, các nhà ngiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ  giữa giấc ngủ và nguy cơ mắc đái tháo đường. Những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng 50% so với những người ngủ 7 tiếng. Nguy cơ cũng tăng lên ở những người ngủ ít hơn 5 tiếng.
 
Các nhà nghiên cứu chưa đưa ra kết luận cuối cùng về mối liên hệ giữa ngủ nhiều và tiểu đường nhưng họ cho rằng ngủ quá nhiều sẽ tạo ra nhiều bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến đái tháo đường.
 
Béo phì: tất nhiên ngủ quá nhiều sẽ làm bạn tăng cân. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người ngủ 9-10 tiếng tăng 21% mắc béo phì trong 6 năm  hơn những người chỉ ngủ 7-8 tiếng.

Đau đầu: với những người dễ bị đau đầu, ngủ nhiều hơn bình thường vào cuối tuần hay kỳ nghỉ có thể dẫn đến đau đầu. Các nhà nghiên cứu tin rằng ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh ở não như serotonin.
 
Những người ngủ quá nhiều trong ngày và bị gián đoạn giấc ngủ đêm sẽ có thể bị đau đầu vào buổi sáng.

Đau lưng: Trước đây các bác sĩ cho rằng đối với những bệnh nhân đau lưng thì cần ngủ và giảm luyện tập. Tuy nhiên, hiện các bác sĩ cho rằng cần duy trì luyện tập và chống lại việc ngủ nhiều hơn bình thường nếu có thể khi bạn bị đau lưng.

Trầm cảm: Mặc dù mất ngủ thường liên quan nhiều hơn đến trầm cảm nhưng có 15% bệnh nhân trầm cảm ngủ quá nhiều. Ngược lại, ngủ nhiều cũng sẽ càng làm bệnh trầm cảm tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp thì mất ngủ là 1 cách hiệu quả để chống trầm cảm.

Bệnh tim: Nghiên cứu sức khỏe điều dưỡng (The Nurses’Health Study) với gần 72.000 phụ nữ tham gia, chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ 9-11 tiếng mỗi đêm tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những người chỉ ngủ 8 tiếng. Tuy nhiên họ cũng chưa giải thích được tại sao lại có sự liên quan này.

Tử vong: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người ngủ 9 hoặc nhiều hơn sẽ tăng nguy cơ tử vong hơn  là chỉ ngủ  7-8 tiếng mỗi đêm. Chưa có giải thích cụ thể cho sự liên hệ này nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng thất vọng và vị trí xã hội thấp liên quan đến ngủ quá nhiều và những nhân tố này được xem như là tăng nguy cơ tử vong ở những người này.

4. Làm thế nào để không ngủ quá nhiều?

Nếu ngủ hơn 8 tiếng một đêm hãy gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân cho vấn đề này.

Nếu nguyên nhân do việc dùng các chất gây nghiện thì cách tốt nhất là cai các chất này; nếu do các rối loạn trong cơ thể thì cần phải điều trị .

Để có được giấc ngủ tốt và đủ các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Tránh dùng các chất chứa caffeine và rượu lúc gần đi ngủ. Tập thể dục đều đặn và tạo một không gian thoải moái trên giường ngủ.

Sunday, July 14, 2013

Đau đầu và cách trị!!!!!!!!!

Cho dù khác biệt về màu da, hàng tỉ người trên khắp địa cầu đều có một điểm tương đồng, đó là ai cũng có thể đau đầu.
Nặng - nhẹ tùy người, tùy lúc nhưng chắc chắn ai cũng đau đầu nhiều lần trong đời. Trẻ con ở độ tuổi mới vào nhà trẻ đã biết đau đầu, để rồi nỗi khổ từ đó theo đuổi mỗi người trong suốt đời người. Cũng vì thế mà nhiều người thuộc tên thuốc trị đau đầu hơn số CMND! Cũng vì thế mà thầy thuốc trị đau đầu khỏi lo chén cơm!
Trên thực tế, không hẳn hễ đau đầu là phải uống thuốc mới xong. Trong nhiều trường hợp, có thể thay thuốc không mấy khó bằng vài mẹo vặt, chẳng hạn:
- Ứng dụng ảnh hưởng của khác biệt nhiệt độ trên hệ thần kinh giao cảm bằng cách tắm nước nóng, rồi đổi sang nước lạnh khi phát hiện cơn đau đầu lăm le gây rối.
- Đội mũ dù không ra đường, dù trong phòng không lạnh để tăng tuần hoàn dưới da đầu.

- Nhai thật chậm một nhúm ngò, vì tinh dầu trong ngò có tác dụng cương giãn mạch.

- Thư giãn trong phòng yên tĩnh tắt đèn tối đen. Đừng quên tia sáng nhấp nháy cũng như âm thanh bất ngờ là nguyên nhân gây bộc phát cơn đau đầu. Nếu biết cách thiền định hay kỹ thuật hô hấp thư giãn càng hay.
Mẹo vặt phòng đau đầu, Bài thuốc dân gian, Sức khỏe đời sống, Phong dau dau, meo vat phong dau dau, thuoc tri dau dau, bai thuoc dan gian, suc khoe, bao
Trong nhiều trường hợp, bệnh đau đầu có thể thay thuốc bằng những mẹo đơn giản
- Uống nhiều lần trong ngày nước ép củ dền, cà rốt hay khoai tây khi nhận thấy dấu hiệu căng thẳng thần kinh. Nếu dùng được cả 3 loại theo tỉ lệ bằng nhau càng tốt.

- Bơi lội là môn thể thao tốt nhất để phòng chống nhức đầu, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Essen - Đức.

- Với người hay nhức đầu mỗi sáng sớm, đừng ngồi bật dậy khi vừa thức. Trái lại, hãy “nướng” thêm ít phút với động tác nằm ngửa đạp xe tưởng tượng, đồng thời xoa bóp vùng sau ót.
- Ngậm viên đường có ít giọt dầu khuynh diệp khoảng 10 phút trước giờ hay bị nhức đầu.

- Ăn trái chua như cốc, ổi, me... khi nhức đầu, theo kinh nghiệm của thầy thuốc cổ truyền ở Áo.

- Dùng bông gòn thấm chút dầu tràm ngoáy lỗ tai nếu nhức đầu đi kèm buồn nôn.

- Xoa nóng lòng 10 ngón chân khi đang căng đầu

Không dông dài cũng hiểu thuốc trị nhức đầu là món hàng dễ bán như thế nào. Vì quá thông thường nên ít ai để ý đến phản ứng phụ khó tránh khi dùng dài lâu các loại thuốc này. Kẹt là mấy ai dùng thuốc đau đầu chỉ vài lần trong đời!

Đó là chưa kể đến chuyện tốn kém. Mấy người đã thử “kết toán” chi phí vì thuốc nhức đầu? Thủ sẵn vài “chiêu” để phòng trị cơn đau đầu chắc chắn là chuyện nên làm. Bớt tốn tiền trong thời buổi kinh tế khó khăn lại giảm được phản ứng phụ để không vướng bệnh khác vì... thuốc, còn muốn gì hơn?
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Người lao động)

Wednesday, July 10, 2013

Những công phu âm độc hàng đầu trong võ lâm

Những công phu âm độc hàng đầu trong võ lâm


Những công phu âm độc hàng đầu

Trong cuốn sách Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công của võ sư Hàng Thanh do nhà xuất bản Long An ấn hành năm 1990, Nhất chỉ thiền được liệt kê ở hàng đầu. Võ sư Hàng Thanh viết về nó: “ Nhất chỉ thiền là loại công phu âm độc rất nguy hiểm, luyện cho toàn lực tụ lại nơi một ngón tay. Khi hành công, kình phát ra, ngón tay chưa tới mà đối thủ đã bị thương trí mạng rồi. Do đó người chân chánh hiền đức ít ai chịu tập công phu sát nhân này, dù vậy khi luận về sự lợi hại thì Nhất chỉ thiền cũng được xếp hàng đầu”.

Phương pháp luyện tập Nhất chỉ thiền không có gì bí mật thần kỳ. Tất cả gồm 3 giai đoạn có thể nhìn thấy rõ kết quả bằng mắt.

 Phương pháp tập luyện Nhất chỉ thiền. Ảnh chụp lại từ sách "Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công" (NXB Long An).

Đầu tiên dùng một quả chuông nặng từ 10 đến 20 kg như loại chuông cỡ vừa dùng trong chùa. Lấy sợi dây treo lên sao cho thân chuông ngang với tầm tay với. Mỗi ngày, vào lúc sáng tinh sương và khi đêm tối thanh vắng là hai thời điểm rất thuận lợi để luyện tập. Người tập đứng trước chuông lập tấn. Sau đó dùng ngón tay trỏ điểm tới chuông, các ngón khác co lại. Lưu ý là việc điểm ra không được căng cứng tay hay cố sức đẩy chuông mà chỉ đưa tới như con rắn mổ tới mà thôi.

Ban đầu, những cú điểm không làm xê dịch chuông nhưng cứ kiên trì rồi cũng làm được. Tập cho đến khi nào mà tay điểm chưa chạm tới chuông mà chuông đã rung thì coi như xong giai đoạn thứ nhất.

Giai đoạn hai phải làm một phòng kín để tập. Cuối phòng đặt một cái bàn. Đến giờ tập, người tập vào phòng, thắp một cây nến đặt lên bàn rồi đứng ra xa mà hướng vào ngọn nến vung tay điểm tới. Sau một thời gian luyện tập, hễ tay vung ra là nến tắt phụt. Lúc đó thắp lên độ 4 ngọn nến rồi lần lượt điểm tới. Mỗi lần điểm tới làm tắt một ngọn thì giai đoạn 2 đã thành công.

Cuối cùng dùng một cái chụp đèn bằng giấy chụp lên ngọn nến rồi cũng đứng xa tập điểm ngón tay hướng vào ngọn nến. Lúc đầu nến tắt mà giấy cũng rách. Kiên trì luyện tập để chỉ nến tắt mà giấy không rách. Thành công được việc đó thì thay chụp giấy bằng chụp thủy tinh rồi tiếp tục tập.

Cho đến khi nào làm tắt nến bên trong chụp thủy tinh mà thủy tinh không hề gì thì công phu đã đại thành. Mặc dù vậy cho đến nay cũng chưa thấy ai biểu diễn công phu Nhất chỉ thiền này. Đôi khi có báo chí đăng có người dùng ngón tay trỏ đâm xuyên gỗ, đá và gọi đó là Nhất dương chỉ theo tên trong tiểu thuyết võ hiệp. Nếu so kết quả đó với lý thuyết môn Nhất chỉ thiền này thì thành quả đó mới chỉ tương ứng với giai đoạn thứ nhất.

 Nhất dương chỉ xuất hiện trong hai truyện nổi tiếng "Thiên Long bát bộ" và "Anh hùng xạ điêu" của nhà văn Kim Dung. Ảnh: Xzone.

Cùng một dạng như Nhất chỉ thiền, người luyện thành môn Châu sa chưởng khi thành công không cần phải đụng chạm vào người, chỉ cần đưa tay tới hướng địch đánh gió. Địch thủ không tránh né để chạm phải chưởng phong thì trúng đòn chí tử. Theo võ sư Hàng Thanh, người bị trúng phải Châu sa chưởng, trong khoảng 10 ngày là chết mà không thể chữa trị.

Cách luyện môn này cũng gồm mấy bước. Trước hết dùng một chậu đựng đầy cát nhuyễn đã lọc kỹ. Mỗi ngày 2 lần đưa 2 tay bốc cát lên xoa cho tới khi nào hai bàn tay mỏi nhừ mới thôi. Qua vài năm luyện tập, đến một ngày hai bàn tay xoa vào nhau phía trên mặt chậu mà cát trong chậu động đậy dậy lên thì đã thành công một giai đoạn.

 Luyện tập Châu sa chưởng. Ảnh chụp lại từ sách "Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công" (NXB Long An).

Tiếp theo thay loại cát to hơn và tiếp tục xoa cho đến khi cát to cũng cuộn lên thì được. Lại thay cát bằng mạt sắt và bi sắt nhỏ. Tới khi làm cho bi sắt cũng bị dậy lên mỗi lần xoa tay vào nhau thì công phu đại thành. Cũng như Nhất chỉ thiền, luyện môn công phu này phải mất hàng chục năm kiên trì luyện tập. Duy có điều, võ sư Hàng Thanh lưu ý là sau khi đã luyện thành thì bàn tay cũng chai cứng như sắt thép nên vô dụng, không thể làm được những việc khéo léo. Môn công phu này đến nay cũng chỉ còn lại danh tiếng, chưa có ai luyện thành.

Thiết ngưu công

Có lẽ đây là một trong số ít các môn tinh hoa võ thuật đời trước mà thời nay còn có một số người luyện thành công. Mục đích luyện môn này là khiến cho bụng cứng rắn để quyền cước đánh vào không đau, đao kiếm đâm chém không thủng.

Nói đến môn này thì không cần dẫn ra tới thế giới hay nước ngoài, ngay tại Việt Nam ta cũng đã có nhiều người làm được. Nổi tiếng có võ sư Hà Châu từng cho xe lu 18 tấn cán qua người, võ sư Hàng Thanh cho đủ các loại xe tải cán qua bụng mà không cần lót gỗ vào những năm trước giải phóng ở miền Nam.

 Luyện tập Thiết ngưu công. Ảnh chụp lại từ sách "Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công" (NXB Long An).

Ở miền Bắc thì giới võ thuật vẫn truyền tai nhau về cố võ sư Trần Thúc Tiển ở môn phái Vĩnh Xuân quyền. Võ sư Tiển từng cho một vận động viên quyền anh đấm vào người hàng mấy trăm quả đến khi mệt không đấm được nữa thì thôi. Thời gian gần đây võ sư Nguyễn Ngọc Nội, một đệ tử của võ sư Tiển từng lên truyền hình cho khán giả xem ông đứng cho 3 học trò đấm hàng ngàn quả. Ba người thay nhau đấm đến khi mệt bở hơi tai mà ông vẫn điềm nhiên chuyện trò như không. Dĩ nhiên tác giả không biết được các võ sư nói trên luyện tập thế nào để đạt được trình độ ấy và tên gọi của công phu đó là gì. Tuy nhiên, cứ theo như kết quả được trình bày thì nó cũng tương tự như phép luyện Thiết ngưu công.

Kết quả mỹ mãn nhiều người ao ước vậy song việc luyện tập Thiết ngưu công dễ dàng trong tầm tay và không đòi hỏi nhiều dụng cụ khó khăn. Hàng ngày người tập tụ khí vào bụng rồi đấm nhẹ vài lần. Đấm xong thì thở khí ra và chà xát bằng lòng bàn tay. Mỗi lần tập tụ khí vài lần. Ngày qua ngày tăng dần độ mạnh cú đấm lên. Đến khi tự mình đấm mạnh hết sức mà không thấy đau thì lấy búa gỗ rồi búa đinh gõ vào.

Ban đầu cũng gõ nhẹ rồi mạnh dần. Cho đến khi tiếng gõ không còn bình bịch nữa mà nghe như tiếng sắt thép chạm nhau thì công lực đã thành tựu được 7, 8 phần rồi. Đến lúc này thì đêm ngủ đặt một tảng đá to lên bụng đến sáng hôm sau thức giấc mới bỏ xuống để luyện sức cầm cự lâu dài. Đến khi đặt khối đá lên bụng mà vẫn ngủ ngon thì công phu 10 phần đã thành công rồi đó. Lúc này dù có là người đấm hay binh khí đâm chém vào cũng không còn đáng sợ nữa.

Thiết tưởng phương pháp luyện thiết ngưu công trình bày ở trên hoàn toàn có cơ sở dễ hiểu. Cứ mỗi ngày tác dụng lực vào người thì lâu dần sức chịu đựng được nâng cao lên. Luyện tập vài năm thì hoàn toàn có thể có khả năng chịu đựng để người ta đấm đá vào mà không đau đớn.

Saturday, July 6, 2013

Thủy Khí

Thủy Khí

A.- ĐẠI CƯƠNG

- Nhìn vào đồ Thái cực, Phương Bắc, Mùa Đông, buổi tối khuya là dấu hiệu của Thái âm, âm khí ngự trị hoàn toàn, trời đất u tối, lạnh lẽo, cảnh vật điêu tàn, thê lương, tất cả đang đi vào cõi chết, trong khi đó, mọi sinh vật đều lo ẩn núp, trốn tránh cái lạnh lẽo giá buốt của âm khí để cố duy trì và bảo tồn dương khí còn lại, tránh khỏi bị tiêu diệt, để chờ đợi mùa xuân (khởi đầu Thiếu Dương) để phát triển Dương khí đem lại sức sống. Dương khí ở nơi người chính là Thủy khí.

- Thủy khí là nguồn năng lực tàng trữ trong con người, nhằm duy trì sự sống trong tình trạng Thái âm hủy diệt.

- Thủy khí tương ứng với Thái âm, là do nguồn năng lực phát xuất từ Thận, do đó Thận có liên hệ nhiều đối với Thủy khí.

B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THỦY KHÍ

a) Về cơ thể

1. Tóc

- Thiên ?Thượng Cổ Thiên Chân Luận? (TVấn 1) ghi : "Thận suy, tóc rụng".

- Về già, Thủy khí suy, tóc người trở nên bạc, rụng, mất vẻ bóng láng, do đó, giữa tóc và Thủy khí có liên hệ với nhau.

- Huyết do tinh sinh ra, tinh tràng trữ ở Thận, tóc là sản phẩm "thừa ra" của huyết, được huyết nuôi dưỡng, Thận suy không sinh được huyết, tóc sẽ rụng... do đó Thận là căn nguyên của tóc.

- Tóc xanh, óng, dầy, đen huyền, tóc mây... là dấu hiệu Thủy khí sung mãn.

- Tóc khô, rụng, bạc là dấu hiệu Thủy khí suy kém.

- Theo H.Roenigk (Mỹ), hiện nay, số người bệnh rụng tóc trên thế giới rất đông, chỉ riêng ở Mỹ đã tới 20 triệu người, nguyên nhân chủ yếu là do họ hay sợ hãi (sợ mất công ăn việc làm, sợ bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân...). Theo Nội Kinh, sự sợ hãi làm hại Thận (Khủng thương Thận), Thận suy làm tóc bạc, rụng. Tục ngữ cũng có câu : "Lo bạc râu, Sầu bạc tóc".

- Có nhiều trường hợp đặc biệt, 1 số người trải qua những biến động kinh hãi, thủy khí suy sụp nhanh chóng, tóc và lông mày của họ trở nên bạc trắng trong 1 thời gian ngắn. Trong cuốn "Chúng tôi sẽ chết như sống" do NXB Cầu Vồng, Maxcơva, xuất bản năm 1985, tác giả Anatoli Gôlubếp có kể rằng : bạn ông, ông Tơsurin bị bạc trắng tóc trong 1 đêm, khi vượt qua trận tuyến Satarưigugiơ. A. Caren, trong cuốn : "L? homme cet inconnu" (Con người, 1 đối tượng chưa hiểu được) kể : Trong trận thế chiến 1914 - 1918, 1 người đàn bà người Buổi, bị quân Đức kết án tử hình, đêm hôm trước ngày bị xử bắn, tội nhân bỗng trắng xóa mái tóc. Trong "Đông châu liệt quốc" cũng kể : Ngũ Tử Tư, 1 đêm lo nghĩ cách trốn thoát qua cửa ải nước Sở, đã bạc cả mái tóc đến nỗi lính canh ải không nhận ra.

2. Tai và thính giác

- Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Thận khai khiếu ở Tai".

- Thủy khí sung mãn thì thính giác tinh, có thể nghe được những âm thanh nhỏ và xa.

- Thủy khí suy yếu thì thính giác sút giảm : nghe không rõ, ù tai, lãng tai, điếc, tai kêu như ve, lùng bùng trong tai...

- Uống thuốc lợi tiểu, đi tiểu nhiều thấy mệt, tai lùng bùng. (Thủy suy).

- Những người già, người bệnh nặng, sốt rét... Thủy suy thường thấy ù tai.

3. Xương và răng

- Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Thận chủ cốt", và "Phần thừa của xương là răng".

- Về già, vào mùa lạnh, người ta thường thấy đau nhức trong xương, ê ẩm trong răng, răng long, rụng... Do đó, giữa xương răng và Thận có liên hệ với nhau.

- Thận ố hàn (Thận ghét lạnh), người đang đau nhức răng và xương, uống nước đá vào thấy đau và nhức hơn.

- Nhức, lạnh trong xương, lạnh cột sống trong chứng sốt rét, cảm giác như kiến bò, giòi bọ rúc trong xương... của những người ghiền xì ke ma túy, là dấu hiệu của những người Thủy khí suy.

- Nóng trong xương, viêm xương là Hỏa của Thận vượng.

- Những người gẫy xương, trong thời gian chờ xương lành lại, nếu giao hợp nhiều, mất tinh dịch làm Thận thủy suy sụp. Thận suy, không sinh được xương rất lâu lành.

- Thận chủ sự phát dục, Thủy khí suy làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây ra hiện tượng chậm mọc răng, chậm lớn, xương mềm yếu, tóc thưa...

- Răng chắc, to, bóng láng là dấu hiệu Thủy khí sung mãn.

- Răng long, đen đục, ê nhức ... là dấu hiệu Thủy khí suy.

- Những người tiếp xúc nhiều với hàn khí (nước đá, nước lạnh...) làm cho Thủy khí suy (Thận ố hàn) dễ sinh ra hư, gẫy, rụng răng...

- Các nhà nghiên cứu trường đào tạo bác sĩ nha khoa ở Philađenphia (Mỹ) cho rằng : "Stress" (khủng hoảng, sợ hãi, cảm xúc...) mãn tính có khả năng gây hỏng răng. Khủng thương Thận, do đó, sợ hãi... có thể làm hỏng răng được.

Bác sĩ Stanley Cobb chuyên gia về thần kinh, cho rằng, sự lo âu, sợ hãi, liên quan mật thiết với các triệu chứng gây ra bệnh thấp khớp.

- Theo Tạp chí Prirôda (Ý), sau khi nghiên cứu 340 người từ 40-80 tuổi thấy rằng, người hút thuốc lá loãng xương mạnh hơn (hút thuốc làm kim suy, Kim suy không sinh được Thủy).

4. Nước tiểu

-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Nước tiểu là dịch của Thận".

- Nơi người già Thủy khí suy yếu, vào mùa đông, buổi tối, những ngày mưa các cụ thường đi tiểu nhiều, do đó, nước tiểu và thủy khí có liên hệ với nhau.

- Đi tiểu nhiều lần, nhất là tiểu đêm, nước tiểu nhiều và trong là dấu hiệu Thủy của Thận suy.

- Ít tiểu, nước tiểu đỏ, tiểu ít nước, tiểu ra máu là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng.

- Bí tiểu vì bọng đái không co thắt là dấu hiệu Mộc của Thận suy.

- Đái gắt, (Tiểu nhiều lần, mỗi lần ra ít nước tiểu) do sự quá co thắt của Bàng quang là dấu hiệu Mộc của Thận vượng.

- Người Thận Thủy bình thường, uống nước vừa đủ khi khát, không đi tiểu quá 4 lần 1 ngày.

- Bác sĩ Bedrich Nejedly, khoa hóa sinh tỉnh Klando (Tiệp Khắc) cho biết : có sự liên hệ giữa việc uống ít nước và bệnh thận. Uống quá ít nước, độ đậm đặc của nước tiểu trong Thận tăng lên và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm nhiễm đường tiểu. Đây là dấu hiệu hỏa của Thận vượng do Thủy khí của Thận không đầy đủ do thiếu nước cung cấp.

- Tại Thượng Hải, các nhà nghiên cứu đã chiết từ nước tiểu ra 1 loại men có tên là Urokinaza (chống đông máu) để trị bệnh huyết khối, tắc mạch máu Phổi. Nhồi máu cơ tim. Nó còn có tác dụng hòa tan những cục máu nghẽn là vật cản trong hệ thống tuần hoàn. Dùng nước tiểu (biểu hiện của Thận Thủy để điều trị bệnh ở Tâm hỏa là áp dụng luật tương khắc, Thủy khắc Hỏa).

5. Tinh dịch

- Thiên ?Bản Thần? (LKhu 8) ghi : "Thận tàng tinh".

- Tinh khí thật ra do tinh hoa 5 khí của Ngũ hành kết lại chứ không phải chỉ do 1 mình Thận, dù Thận giữ vai trò chủ yếu, do đó, nếu tổng trạng suy nhược, tinh dịch không thể sinh ra nhiều được.

- Ngược lại, đa dục (ham mê tửu sắc quá độ) làm mất tinh dịch quá nhiều, sẽ có thể làm cho cơ thể suy nhược.

- Làm mất nhiều tinh dịch hoặc tinh dịch không đủ, có thể gây nên các chứng bệnh bất lực, hiếm muộn con cái.

- Theo các nhà nghiên cứu : Tắm ngồi lâu trong bồn nước nóng, âm nang nóng liên tiếp, lượng tinh trùng sẽ giảm xuống gây ra tình trạng vô sinh (đây là hiện tượng của Hỏa (nước nóng) làm hại Thủy (tinh dịch). Muốn sản sinh tinh trùng, dịch hoàn phải có nhiệt độ 3505 - 360 nghĩa là thấp hơn thân nhiệt bình thường 1 - 105. Y học phát hiện rằng, khi âm nang nóng lên sẽ gây trở ngại cho việc tạo ra tinh trùng.

- Theo các nhà nghiên cứu, người nghiện thuốc lá nặng cũng giảm số lượng tinh trùng. Mỗi ngày hút khoảng 30 điếu thuốc lá thì 51/100 lượng tinh trùng bị tiêu diệt. Đây là nguyên tắc tương sinh của Ngũ hành : Hút thuốc nhiều làm Kim suy, Kim suy không sinh được Thủy.

- Mộng tinh : Xuất tinh trong lúc ngủ mộng. chứng này tuy do Thận Thủy suy (tinh tiết ra) nhưng thường chủ yếu do Tâm hỏa vượng. Cơn mộng trong giấc ngủ là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng (vì Tâm tàng thần) Tâm hỏa vượng phản khắc Thận Thủy gây ra. Nếu mộng tinh quá nhiều lần, tinh dịch sẽ hao mòn, đưa đến toàn thể các tạng suy yếu, nhất là Thận Thủy, sinh ra chứng Di tinh hoặc Tiết tinh (Tảo tinh).

- Di tinh : Tinh dịch chảy ra tự nhiên, đây là dấu hiệu Thủy của Thận suy trầm trọng. Ở những người bệnh nặng, nếu tinh tự xuất ra là dấu hiệu người bệnh sắp chết vì Thủy của Thận suy kiệt hoàn toàn, không giữ tinh được.

- Tảo tinh : Tinh tiết quá sớm khi giao hợp. Thường do Thủy của Thận suy, nhưng cũng có khi do Hỏa của Tâm vượng phản khắc lại Thận thủy khiến xuất tinh sớm.

- Liệt âm, liệt dương : Triệu chứng suy nhược hoặc bất lực của bộ phận sinh dục nam nữ, đó là dấu hiệu Thủy của Thận suy, chủ yếu là Mộc của Thận suy, đồng thời còn là dấu hiệu của sự suy nhược toàn bộ.

- Người Thận thủy vững vàng, không bị tình dục chi phối và khi giao hợp thì lại hoàn tất 1 cách tốt đẹp. Trái lại người Thận thủy suy, Tâm hỏa vượng thì luôn luôn bị tình dục ám ảnh và thường thất bại khi giao hợp như liệt dương, liệt âm, tảo tinh, lạnh cảm... để rồi sinh ra nhiều tật xấu như thủ dâm, thị dâm, loạn dâm, bạo dâm... làm mất cả phẩm cách.

b) Về chức năng

6. Trí nhớ

- Khi còn trẻ, trí nhớ mạnh mẽ, đầy đủ, ngược lại, đến tuổi già, thủy khí suy yếu, trí nhớ cũng từ đó trở nên tồi tệ, vậy giữa thủy khí và trí nhớ có sự liên hệ với nhau.

- Các nhà nghiên cứu cho là trí nhớ con người giảm từ từ và đều đặn từ 50 - 60 tuổi, bác sĩ Albert, bệnh viện tâm thần Massachusetts nhận thấy : người ở 60 tuổi trở đi, thường gặp 2 khó khăn :

+ Khó khăn về ngôn ngữ : khó gọi đúng tên người muốn gọi.

+ Khó khăn về trí nhớ : khó nhớ 1 lúc 2 việc cần làm trở lên.

- Các nhà khoa học ở đại học thành phố Berkeley cho rằng ở tư thế nằm dễ nhớ hơn, lý do là do máu dồn lên não.

- Theo tuần báo Liên Xô, tại Nhật, theo các số liệu thống kê của cục đường sắt cho thấy : Trong những tháng oi bức, người ta hay bị quên hơn cả. Từ đầu tháng 5 hành khách bắt đầu dễ quên, vào tháng 8, thời tiết nóng bức đến độ mức đồ vật bỏ quên nhiều gấp 2 lần tháng giêng (nóng bức là biểu hiện của Hỏa vượng, Hỏa phản khắc lại Thủy làm Thủy suy, ảnh hưởng đến trí nhớ).

- "Khủng thương thận (sự sợ hãi làm hại Thận), theo New Scientist số 3-1983, các nhà nghiên cứu đại học Washington (Mỹ) phát hiện thấy Shốc tâm lý (đặc biệt là sự sợ hãi) là nguyên nhân gây ra mất trí nhớ.

- Tại Liên Xô, 1 số trường học đã dùng bóng đèn màu tím, vì ánh sáng màu tím được coi là có lợi cho sự phát triển trí tuệ của học sinh.

7. Ý chí

- Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Thận chủ ý chí".

- Trong châm cứu huyệt vị, ngang với huyệt Thận du là huyệt Chí thất (chí là ý chí, Thất là chỗ chứa nhỏ), vậy giữa Thận và ý chí có liên hệ mật thiết.

- Người điềm Tỉnh, hành động vững vàng trước những biến động hiểm nghèo là người có Thủy khí sung mãn.

- Người Thủy khí suy yếu, thiếu hẳn ý chí : không thể quyết định dứt khoát, không có lập trường.

8. Sự sợ hãi :

- Nội Kinh : "Ở chí của Thận là sự sợ hãi".

- Người Thận thủy suy thường hay sợ hãi.

- Khủng thương thận (sự sợ hãi làm hại Thận), những biến động hăm dọa tính mạng đời sống con người, làm thủy khí suy.

- Alexis Carel, trong "Con người, 1 đối tượng chưa hiểu hết", có kể lại 1 trường hợp phụ nữ, vì quá hãi sợ và từ lúc đó, bà không thấy lại kinh nguyệt hàng tháng của mình nữa. (Kinh nguyệt có liên hệ với Thận, thận suy, ảnh hưởng đến kinh nguyệt).

9. Lạnh

- Thiên 'Ngũ Duyệt Ngũ Xứ' (LKhu 37) ghi : "Thận ố hàn" (thận ghét lạnh).

- Về mùa đông, đêm khuya (thời điểm của Thái âm), người ta cảm thấy lạnh. Vậy giữa lạnh và thủy khí có liên hệ với nhau.

- Sờ ngoài da thấy lạnh là Thủy của Thận ở phần Biểu suy (Biểu là phần bên ngoài).

- Người bệnh cảm thấy lạnh nhất là 2 bàn chân, lạnh trong cột sống, lạnh từ trong lạnh ra, dù sờ ngoài da không thấy lạnh là dấu hiệu Thủy của Thận suy ở lý (phần bên trong thuộc Lý).

- Tùy theo cảm giác lạnh ở vùng nào có thể suy ra cơ quan, cục bộ có rối loạn.

+ Thấy lạnh vùng lưng, chân... là dấu hiệu Thủy của Thận suy.

+ Thấy lạnh vùng trán... là dấu hiệu thủy của Tâm suy...

Thận ố hàn do đó, để bảo vệ thận, thường xuyên tránh tiếp xúc của Hàn khí (thời tiết lạnh, nước đá lạnh...). Mặc ấm chống lạnh để bảo vệ Thủy khí của cơ thể.

10. Sự run rẩy

-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Ở sự biến động của Thận là run rẩy".

- Khi lạnh quá hoặc khi sợ hãi quá người ta thường run rẩy, vậy run rẩy có liên hệ với thủy khí.

- Người hay run rẩy tung biến động là người có thủy khí suy.

11. Tiếng rên rỉ, hắt hơi

- Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Rên rỉ, hắt hơi là tiếng của Thận".

- Những người bị rét hoặc đang lên cơn kinh hãi thường hay run rẩy và rên rỉ.

- Người ta thường hay hắt hơi vào những ngày mưa, thời tiết lạnh, gió lạnh vào sáng sớm... là dấu hiệu Thủy của Phế suy (vì chứng này thường gây ra kéo dài, mãn tính, do đó, thường là do kim suy kéo theo Thủy suy và Mộc vượng).

12. Sắc đen

- Thiên 'Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận; ghi : "Sắc của Thận là sắc đen".

- Sắc của Thái âm, buổi tối, mùa đông là sắc đen.

- Sắc đen sáng, bóng là dấu hiệu thủy khí sung mãn. Thực tế cho thấy những người da đen, da bánh mật là những người thủy khí sung mãn, khả năng tình dục của họ rất caop.

- Sắc đen u ám là dấu hiệu của thủy khí suy, thường gặp nơi những người bệnh lâu ngày, sốt rét, ghiền xì khe, ma túy...

- Quan sát khuôn mặt nơi đồ hình Thái cực ta thấy :

+ Cằm có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Thận suy.

+ Trán có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Tâm suy.

+ Mũi có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Tỳ suy.

+ Má trái có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Can suy.

+ Má phải có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Phế suy.

- Bệnh viện Axiaphânphao (CHDC Đức) thấy rằng những người hay bị đau đầu và co thắt mạch (dấu hiệu của Hỏa vượng) bao giờ cũng thích lựa chọn màu xanh đen và 60% người bị bệnh Cường tuyến giáp (bệnh bướu cổ lồi mắt - Badơđô (Basedow) đặc biệt ưa thích màu tím.

- Da đen bóng, phản ảnh Thủy khí sung mãn, người có sắc da đen bóng là người thủy khí sung mãn. Thận thủy có liên hệ đến sinh dục, vì thế dân tộc da đen thường mạnh về tình dục.

13. Hàn khí và thủy khí

- Sách Y Tông Kim Giám : Trên trời là Hàn dưới đất là Thủy, ở người là Thận, ở thể là cốt, Hàn khí thông với thận, do đó, những bệnh do Hàn khí gây ra đều liên hệ với Thận.

- Hàn khí là khí lạnh, hay gặp vào mùa đông, phương Bắc, tối khuya và trong kỹ nghệ lạnh.

- Hàn khí là nguồn năng lực cần thiết để chống lại Hỏa và Nhiệt khí làm cho mát dịu. Tuy nhiên, nếu hàn khí quá mạnh thì sự mát mẻ dễ chịu sẽ nhường chỗ cho sự lạnh lẽo, khó chịu.

- Thủy khí là nguồn năng lực của cơ thể chống lại Hàn khí, nếu thủy khí suy, không chống lại được Hàn khí sinh ra lạnh lẽo.

- Nước là biểu hiện của thủy khí, có tính Hàn, dùng để chống lại Hỏa khí và Nhiệt khí, tuy nhiên, vì tính hàn của nó nên cũng có thể làm cho Thủy khí suy (Thận ố hàn), nhất là nước đá lạnh. Uống nhiều nước, gây đi tiểu nhiều vì Thận phải làm việc nhiều dẫn đến tình trạng Thủy khí suy. Do đó, chỉ nên uống nước khi cần thiết và khát thôi.