Wednesday, December 24, 2014

Cùng tìm hiểu xem cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu "cả năm không có thịt".



Có một sự thật là khi con người trở nên dư dả, mọi người thường có xu hướng mua nhiều thịt hơn để ăn. Nhu cầu về thịt tăng cao kéo theo nguồn cung cũng được mở rộng để phát triển, đủ đáp ứng cho người dân. 

Hậu quả là tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất ngày càng trở nên khó kiểm soát.  


Nhiều người đặt ra câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó, cả thế giới cùng tẩy chay thịt - thay vào đó tất cả mọi người chỉ ăn rau?

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan đánh giá Môi trường Hà Lan đã đưa ra đề án tình hình biến đổi khí hậu nhà kính sẽ ra sao nếu loài người giảm bớt ăn thịt hoặc hơn nữa là hoàn toàn tẩy chay thịt.



Theo con số thống kê, thế giới tiêu thụ khoảng 230 triệu tấn thịt động vật mỗi năm, số lượng lớn gấp đôi ở thời điểm 30 năm trước. Chúng ta thường chăn nuôi và tiêu thụ bốn loại thịt động vật cơ bản: gà - bò - cừu và lợn. 

Những loài động vật này cũng đòi hỏi một lượng thức ăn, nước uống và thải ra lượng khí metan khổng lồ, góp phần làm Trái đất ngày một nóng lên. 


Những loài động vật này thải ra ngoài môi trường một lượng khí metan khổng lồ.

Cùng với đó, chúng còn thải ra môi trường cả núi chất thải hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước... Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, hành tinh xanh của chúng ta sẽ ngày một "nóng" hơn.

Bởi vậy, các chuyên gia nhận định, việc tẩy chay thịt giúp giảm giá thành ngũ cốc, giảm lượng khí thải carbonic từ nông nghiệp đến 21% vào năm 2050 và tăng khả năng tái sử dụng năng lượng.


Các chuyên gia khẳng định, dù việc ngừng ăn thịt không thể chặn hoàn toàn việc ấm lên của Trái đất nhưng cũng giúp giảm thiểu việc biến đổi khí hậu trong thời gian dài.

Một lợi ích nữa mà các nhà nghiên cứu đề cập đến là những khoảnh đất khổng lồ được thu hồi từ việc chăn nuôi gia súc.

Các khoa học gia Đan Mạch đã tính toán rằng, gần 30% diện tích Trái đất không bị đóng băng được dùng để chăn nuôi bò và trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho các loài động vật. 


Gần 30% diện tích Trái đất không bị đóng băng trên Trái đất được dùng để chăn nuôi bò và trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho các loài động vật. 
Theo đó, sẽ có khoảng 2,7 tỷ hecta đất chăn nuôi sẽ chuyển thành đất tự nhiên, 100 triệu hecta đất dùng để trồng trọt chăn nuôi gia súc sẽ được giải phóng nếu chúng ta cùng từ bỏ thói quen ăn thịt.

Thứ ba, việc tẩy chay thịt trên phạm vi toàn cầu sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh. Hiện nay, thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi động vật ở điều kiện mất vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn đến việc thúc đẩy sự tăng cân và kháng kháng sinh ở con người. 


Năm 2013, Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đã thống kê, có ít nhất 2 triệu người Mỹ bị mắc bệnh do kháng kháng sinh mỗi năm.

Lạm dụng quá nhiều kháng sinh sẽ làm tăng tỷ lệ kháng thuốc, dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn do vi khuẩn đã nhờn thuốc, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn.


Một điểm nữa các chuyên gia muốn đề cập đến là việc thế giới cùng ngừng việc tiêu thụ thịt động vật trong 1 - 2 thế kỷ liệu có đủ để giúp phục hồi nền kinh tế. 

Trong báo cáo năm 2010 của Liên Hợp Quốc về việc tàn phá môi trường do ăn thịt có nêu ra, sản xuất thịt gia súc chiếm khoảng 14% tổng sản lượng GDP của cả thế giới.

Tuy nhiên, công việc sản xuất và buôn bán các sản phẩm động vật chiếm khoảng 1,3 tỷ công việc và 987 triệu người trong số đó là người nghèo. Do đó, nếu nhu cầu về việc tiêu thụ sản phẩm thịt bỗng dưng biến mất thì những người này sẽ chưa biết tiếp tục cuộc sống ra sao.


Dù đưa nhiều lập luận nhưng các chuyên gia khẳng định rằng, việc tưởng tượng ra viễn cảnh tất cả mọi người trên thế giới đều không ăn thịt sẽ không trở thành hiện thực.

Nhưng mỗi người cũng nên cố gắng giảm bớt phần nào lượng tiêu thụ thịt động vật. Việc làm này có thể giúp hạn chế bớt lượng khí thải metan từ gia súc, cừu, dê cũng như thu hồi một phần diện tích đất dành cho việc chăn nuôi. 

Bởi lẽ, đến năm 2050, khi dân số thế giới tăng lên 9 tỷ người, nếu không thể thu hồi 25% diện tích đất dùng cho việc chăn nuôi, chúng ta sẽ không còn có nơi để sinh sống.

Saturday, December 20, 2014

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiểu đường

Nhiều người mua thuốc toàn để mất tờ huớng dẫn,cứ phải gọi điện hỏi lại.Mình post hướng dẫn dử dụng này néu ai quên thì vào mạng đọc nhé đỡ tốn tiền điện thoại

CÁCH DÙNG
-Uống sau ăn 5-10 phút với nước lọc.Sau 3-5 ngày kiểm tra lại đường huyết.Nếu đuowfng huyết xuống thấp thì phải giảm liều lượng(Rút số lượng viên).Khi đường huyết ổn định nên uống duy trì 30-60 viên.Nên uống đúng giờ và theo chế độ ăn kiêng người bị bệnh.Có thể ăn 1 số hoa quả không giàu glucose:Cam,quýt, táo,lê bưởi, thanh long.

KIÊNG:
-Đường ngọt,thịt chó,chuối tiêu,đậu xanh,bia rượu..Và các loại thức ăn giàu glucose khác.

LƯU Ý:
-Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.Không nên dùng thuốc tây y hoặc tiên insulin.Còn các loại thuốc tây khác có thể dùng nhưng uống cách 1-2h

Dưới đây là bảng so sánh lượng đường trong máu thời điểm gần nhất:

Bảng này tiện cho bệnh nhân theo dõi,tuỳ nội tiết từng người mà điều chỉnh cho phù hợp                                                                                            


Mmol/l
liều dùng
19 trở lên
210-240viên/ngày,chia 3 lần
15-18
180-200viên/ngày,chia 3 lần
11-14
150-190viên/ngày,chia 3 lần
9-10
120-140viên/ngày,chia 3 lần
7-8
90-100viên/ngày,chia 3 lần
6
60-70viên/ngày,chia 3 lần
5
40-50viên/ngày,chia 3 lần

Thursday, October 9, 2014

Công dụng cuả tỏi



Loài người biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc từ thời kỳ đồ đá Y học dân gian cổ truyền của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi chữa bệnh. Các nhà khoa học cũng có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu). Tỏi ta - tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae).Cùng với tên tỏi có rất nhiều loại tỏi khác nhau như tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc v.v. Nhưng chỉ có củ tỏi ta là được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý. Tiếng Anh gọi tỏi ta là Garlic để phân biệt với các loại tỏi khác gọi là Leek.

Tác dụng phòng chống ung thư

Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản, v.v. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm (ăn tỏi thường xuyên hàng ngày từ 5 đến 20 gam tỏi tươi tủy bệnh) đồng thời người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiêng kỵ như từ bỏ thuốc lá; bia rượu; thức ăn nướng - quay - chiên rán. Hạn chế ăn chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ, muối, các loại thịt có màu đỏ (bò, dê lợn v.v).

Tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch

- Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat.- Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.- Tỏi có thể làm hạ huyết áp tâm thu từ 20 -30mmHg và hạ huyết áp tâm trương từ 10 - 20mmHg.- Tỏi chống sinh huyết khối tương đương với aspirin nhưng không có tác dụng phụ có hại như aspirin.Do đó dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não; đồng thời người bệnh phải thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói trên.

Tác dụng giảm đường huyết

(không độc hại và chống chỉ định như các thuốc chữa tiểu đường Tây y).- Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan - giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Do đó dùng tỏi thường xuyên hàng ngày có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ 3 - 10 năm; đồng thời người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều cấm kỵ với người bệnh tiểu đường (từ bỏ các chất ngọt có chứa đường; thuốc lá; bia rượu; thức ăn chiên rán, quay, nướng; chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ. Hạn chế ăn muối, thịt có màu đỏ, ngũ cốc v.v.).

Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.

Tác dụng kháng sinh

- Kháng khuẩn: Các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác (được tạo ra khi tỏi tươi giã nát) có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hủi, bệnh lao. Thậm chí nó còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng -khi phối hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh của chúng.

- Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu (mấy năm gần đây Anh quốc và nhiều nước châu Âu đã khốn khổ vì bệnh này).

- Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Nước ép tỏi có tác dụng chữa bệnh đường ruột do nguyên sinh lamblia intestinalis gây ra. Với lỵ amid do antamocba histolytica gây ra cũng bị diệt ngay ở dịch ép tỏi nồng độ thấp.- Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng. Cần chú ý: quá liều có thể bị tiêu chảy và viêm ruột (dung dịch uống và thụt).

- Xua đuổi và diệt côn trùng: Nhiều loại côn trùng như dán, muỗi (aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, culex truyền bệnh viêm não Nhật Bản) rất sợ mùi tỏi. Tỏi còn giết chết được các ấu trùng muỗi (loăng quăng) với liều lượng rất thấp 25ppm cho các chất chiết hoặc 2ppm cho dầu tỏi. Vì vậy nếu bạn để củ tỏi tươi trong tủ đựng thức ăn thì sẽ không có dán chui vào.


Tác dụng với rối loạn tiêu hoá, rối loạn cơ quan:- Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột.- Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột. Có thể giã nát một tép tỏi đắp vào rốn băng kín trong 30 giây đến tối đa 1 phút là khỏi ngay chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh (phải bỏ ngay bã tỏi đắp ở rốn sau 1 phút để tránh bỏng rộp).- Tác dụng giải độc kim loại nặng: Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng. Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tỏi hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ giảm hẳn; các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể. Do đó có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì cho các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các sản phẩm chì như công nhân khai thác và chế biến chì, sản xuất accu chì, súc rửa bồn xăng có phachì, bằng cách ăn tỏi hàng ngày. Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng khác như thủy ngân, cadmium và các chế phẩm của chúng như methyl mircury, phenyl mercury. Tỏi có tác dụng ngang với các thuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như BAL (Bristish Anti Lewisite) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid).

- Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ: Tỏi làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể.

- Tác dụng giải độc nicotin mạn tính: Tỏi là một loại thuốc giải độc nicotin mạn tính cho người nghiện thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu; chí ít cũng làm giảm cơn nguy cấp ở tim, động mạch và các rối loạn chức năng ruột của người bệnh.


Tác dụng bảo vệ gan: Trong các trường hợp nhiễm độc gan, sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng lipid peroxides cao và sự tích tụ triglycerides trong gan sẽ hạ xuống.

Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp: Tỏi được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi. Ho gà. Thuốc long đàm cho người lao phổi. Trị viêm phế quản mãn tính. Viêm họng.


Các tác dụng khác

Chữa các bệnh răng miệng: Tỏi có tác dụng tốt chữa viêm khoang miệng, các bệnh viêm chân răng, biến chứng sau khi nhổ răng.

Chữa bệnh mắt: Nhũ tương tỏi có tác dụng giúp phát triển tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương. Chống xơ cứng động mạch mắt làm giảm nhãn áp.

Chữa bỏng và lở loét ngoài da: Thuốc mỡ tỏi đông khô có tác dụng chữa bỏng và lở loét trên da rất tốt. Có tác dụng diệt vi khuẩn mạnh. Kích thích phát triển tế bào hạt, tăng trưởng biểu mô, làm vết thương mau lành.

Chữa màng nhĩ thủng: Vỏ giấy củ tỏi (mỏng như giấy cuốn thuốc lá) dùng để vá màng nhĩ bị thủng rất hiệu quả.

Chữa phong thấp và đau thần kinh: Tỏi có hoạt tính kháng viêm khá mạnh so với các thuốc kháng viêm có nguồn gốc thực vật khác. Nó được dùng chữa đau thần kinh, phong thấp, đau khớp háng và hệ cơ, phần lưng dưới.

Làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn: Cho mẹ dùng 1,5g chất chiết tỏi sẽ làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn 140% so với trẻ khác.

Ư'ng dụng trong công nghiệp trong chăn nuôi

- Chất bảo vệ thép, nhôm với acid mạnh: Chất chiết tỏi bảo vệ thép, nhôm không bị ăn mòn khi tiếp xúc với acid mạnh (acid sulfuric 2N -acid nitric 0,5N - 85%).

- Giảm ô nhiễm môi trường: Trộn bột tỏi vào sáp o­ng làm nến khi đốt sẽ hấp thụ được khói thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường.

Tăng trọng và chữa bệnh đường ruột cho gà: Cho vào thức ăn nuôi gà 3% bột tỏi sẽ làm cho gà mau lớn và khỏi các bệnh đường ruột.

Hoạt chất trong củ tỏi

Trong tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt. Khi giã nát củ tỏi - Một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên -(allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên). Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần.Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.

Cách chế tỏi tươi làm thuốc trong gia đình

- Tiêu chuẩn củ tỏi: Tươi, không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo.

- Các bệnh có thể dùng tỏi tươi giã nát để ăn: Các loại ung thư. Các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tăng lipid máu, vỡ xơ động mạch, huyết khối). Bệnh tiểu đường type II - Giải độc nicotin mạn tính chống nhiễm độc phóng xạ. Giải độc kim loại nặng. Phong thấp và đau dây thần kinh... là những bệnh phải dùng thuốc thường xuyên và lâu dài.

- Cách làm: Chọn tỏi tươi đúng tiêu chuẩn như trên, bóc sạch vỏ khô (mỗi lần dùng cho một người khoảng 3g - 5g tương ứng với một tép tỏi vừa hoặc 2 tép tỏi nhỏ). Giã nát sau 15 - 30 phút (có thể cho nước mắm pha loãng để chấm rau hoặc đậu phụ) dùng trong bữa ăn. Ngày ăn 3 lần như vậy.

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

- Không ăn cả tép tỏi nguyên
- Nuốt cả tép tỏi thì rất nguy hiểm.
- Không ăn tỏi lúc bụng đói (sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng có thể viêm thực quản).
- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút (có thể bị bỏng rát).
- Những người bị dị ứng với tỏi không được đắp tỏi lên da để chữa bệnh.
- Khi dùng tỏi để trị giun kim (uống và thụt hậu môn dịch tỏi) không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
- Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

Tác giả : DS. Trần Xuân Thuyết

Cạo gió như thế nào cho đúng?

Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm, đánh gió..., cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời. Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì những hiệu quả đích thực đem lại niềm vui cho nhiều người bệnh. Vậy, cạo gió là gì, cách thức tiến hành ra sao, chỉ định và chống chỉ định như thế nào?
Cạo gió là gì?

Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, dìa đồng tiền kim loại, miệng chén, dìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu...tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh "thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ”.

Cạo gió được sử dụng trong những trường hợp nào?

Nói chung, phương pháp này được sử dụng thực sự thích hợp khi bị cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân. Theo đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do hai yếu tố: một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể, trong đó vai trò của chính khí là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt...Tuy nhiên, mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa.

Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ em tuổi còn quá nhỏ.

Cách cạo gió ra sao?


       Khi cạo gió cần chú ý Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
+ Vị trí cạo: Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

+ Kỹ thuật cạo: Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 đến 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.

Thursday, October 2, 2014

Phát hiện bệnh sớm khi thấy vị giác thay đổi


Cách phát hiện bệnh sớm khi vị giác thay đổi, cach phat hien benh som khi vi giac thay doi
Lưỡi đại diện cho vị giác. Các tế bào vị giác được phân bố dày đặc trên bề mặt lưỡi giúp lưỡi phân biệt được các vị đắng, cay, ngọt, mặn…Tuy nhiên khi lưỡi không thể làm đúng được vai trò của nó, bạn luôn cảm thấy đắng miệng hoặc nhạt miệng…thì chính là lúc cơ thể bạn đang bị trục trặc ở đâu đó. SucKhoe24h.edu.vn xin chia sẻ cho các bạn các thông tin về cách phát hiện bệnh sớm khi thấy vị giác thay đổi để các bạn có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng.

Cách phát hiện bệnh sớm

Thấy nhạt miệng

Miệng nhạt thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc bước vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột thừa hoặc các bệnh về đường tiêu hóa, người bị thiếu dinh dưỡng hoặc sau phẫu thuật. Ở người già, nhạt mồm nhạt miệng là hết sức bình thường vì đầu nhũ vị giác bị thoái hóa, răng rụng gần hết, khi ăn nhiều lúc không có cảm giác. Tuy nhiên nếu ở người tầm trung nên thì nên cảnh giác, việc vị giác suy giảm hoặc mất hẳn là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư.

Thấy đắng miệng

Đắng miệng là cảm giác thường gặp ở những người mắc các bệnh về viêm gan, viêm mật cấp tính, ngoài ra bệnh nhân ung thư cũng có cảm giác này. Khi ăn gì cũng cảm thấy đắng miệng chính là do sự thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.
Phát hiện bệnh sớm khi vị giác thay đổi, vi giac thay doi chung to ban bi benh

Miệng ngọt

Miệng lúc nào cũng cảm thấy có vị ngọt dù là khi uống nước lọc, đây là triệu chứng thường có ở người bị bệnh đái tháo đường hoặc rối loạn tiêu hóa. Miệng ngọt do bệnh nhân bị bệnh lâu ngày. Người bệnh thường miệng ngọt khô, ít uống nước, mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng.

Miệng chua

Những người mắc các bênh liên quan đến dạ dày bao giờ cũng dễ ợ hơi dù là ăn no hay không. Miệng chua phần nhiều do gan mật ngấm vào tỳ gây nên. Người bệnh luôn bị đầy bụng khi ăn xong, dễ cảm thấy buồn nôn, ợ chua.

Miệng cay

Thấy tê cay đầu lưỡi là biểu hiện của bệnh nhân bị cao huyết áp. Miệng cay ở đây nguyên nhân chủ yếu do phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra. Những người này trên lưỡi thường xuất hiện lớp rêu vàng mỏng.

Miệng thơm

Người bệnh lúc ào cũng cảm thấy miệng mình có mùi thơm như vừa mới ăn hoa quả xong thì đích thị đã bị bệnh đái đường rất nặng.

Lưỡi bị mất vị giác

Người bị mất vị giác thực sự rất nguy hiểm vì không thể phân biệt thức ăn có mùi vị gì, ôi thiu hay không. Đây chính là bệnh gây ra bởi các bệnh viêm và thoái hóa khoang miệng, bị nhiễm vi rút, rối loạn nội tiết. Việc mất vị giác dễ gây ra bệnh trầm cảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, đái đường…
Khi gặp những vấn đề liên quan đến vị giác, bạn không nên chủ quan. Trên đây là cách phát hiện bệnh sớm khi thấy vị giác thay đổi, nếu bạn cảm thấy vị giác thay đổi bất thường và việc này kéo dài liên tục hay đến bác sĩ khám tổng thể để sớm phát hiện bản thân có mắc bệnh nào không. Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Tuesday, September 30, 2014

Đạo Âm Dương của trời đất




Con người ngày này vốn được tiến bộ văn minh,kiến thức vô hạn nhưng lại xa ròi Đạo
Quan hệ nam nữ không chỉ đem lại cảm giác sung suớng, giúp duy trì giống nòi như nhiều người vẫn nghĩ mà ẩn sâu trong nó còn là cả một đạo lý về cân bằng âm dưong .
Khi người nam, người nữ gần gũi nhau chính là lúc trời đất được giao hoàn,khí âm khí dương giao lưu bổ khuyết cho nhau đem lại sự cân bằng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, bá bệnh tiêu tan.
Trong chuyện đấy nam giới phải giữ gìn được tinh khí của mình khi giao hoan để khí dương không thất thoát bảo vệ dương khí cho mình,tinh khí bị thoát ra tức là một phần năng luợng cốt tuỷ cũng như sức khoẻ của người nam sẽ bị hao hụt mất đi .Vì vậy những nam giới phòng dục quá độ xuất tinh quá nhiều sẽ bị cạn kiệt sinh lực dẫn đến mỏi gối đau lưng, xương cốt rã rrời.
Ngược lại trong chuyện này nữ giới lại chứng tỏ khả năng sung mãn vô biên của mình.khi mà người nữ hấp thụ được tinh khí của người nam thì cơ thể càng khoẻ mạnh trẻ và đẹp ra do vậy mà có câu “Nam nhi khí đoản,nhi nữ tình trường” là thế.
Do vậy mà đạo gia đề xương ra phương pháp Bế Tinh để khi nam nữ giao hoan người nam không bị thất thoát tinh khí đồng thời đem lại sự thoả mãn vô hạn cho người nữ.Vừa phần khi người nữ đạt đến trạng thái cực khoái thì người nam sẽ đón nhận được âm khí của họ thoát ra mà nạp vào cơ thể của mình,lại không thoát duơng khí của mình khiến cơ thể được khoẻ mạnh cân bằng.
Tuy nhiên những gì đạo gia nói chưa nhiều người kiểm chứng,hơn nữa sinh hoạt vợ chồng là để duy trì nòi giống cho nên khó tránh khỏi chuyện không xuất tinh.Vậy chỉ còn có cách người nam phải biết hạn chế giữ gìn tránh phòng dục quá độ,lại phải bổ sung những chất làm tăng kích thích tố hormone sinh dục khi tuổi đã cao.Những chất này được tìm thấy rất nhiều trong thảo dược tự nhiên, có như vậy người nam mới kịp thời bổ sung những tinh khí bị mất mát trong quá trình giao hợp đồng thời giúp tăng cường tuổi thọ giúp người bạn đời mình được thoả mãn hạnh phúc. Đó chính là triết lý của đạo Âm Dương!
DANH MỤC THUỐC NAM GIA TRUYỀN 
*Thuốc  chữa gout
Giảm đau cấp và đào thải axit Uric ra khỏi cơ thể.không gây biến dạng khớp

*Viên tiểu đường
Trị bệnh tiểu đường và các chứng đau nhức, tê mỏi, lung lay răng. Hạn chế các biến chứng và tăng tuổi thọ người bị bệnh tiểu đường.

*Sỏi hoàn tán:
Tán nhỏ các loại sỏi thận,sỏi mật, sỏi bàng quang đi theo đường tiều, hết sỏi, khỏi tiểu buốt,tiểu dắt,tiểu mầu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,tiền liệt tuyến

*Chỉ thống hoàn
Bổ thận tráng dương,tăng cường sinh lực,tan máu bầm, máu đông,tiêu tỳ thông kinh hoạt lạc, tạo chất nhờn giữa xương khớp và đĩa đệm,ngừng chỉ hết đau nhức tê mỏi,gân xương cơ nhục và phủ tạng.

*Tỳ vị hoàn
Chuyên trị đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi sống phân, ỉa chảy, kiết lị,ăn không tiêu,cấp mãn tính.

*Ha sa tam thất hoàn:
Bổ thận cố tinh,tăng cường sinh lực mạnh,thông kinh hoạt lạc, sinh hoạt thoải mái


Mọi chi tiết vui lòng liên hệ chị Nho số 6 ngõ 371/2/14 Kim Mã Hà Nội.01649215420


Thursday, September 25, 2014

Công dụng cây hoàn ngọc!



Gửi các mẹ một số kiến thức tổng quát của Cây hoàn ngọc mình sưu tầm được. Bản thân mình cũng đang sử cây này sau khi đọc được các kiến thức này. Dĩ nhiên công dụng không thần kì như các báo chí hay người ta hay đồn thổi, nhưng từ khi dùng lá sống để nhai mỗi ngày, bệnh đau bao tử bớt trông thấy luôn. Mình vốn bị viêm HP, rất nguy hiểm vì có thể chuyển biến xấu thành ung thư dạ dày, uống thuốc này kia cũng khá nhiều, nhưng cũng ko có tác dụng rõ rệt. Từ hôm bác mình họ hàng xa lâu lắm mới đến chơi nhà thấy mình bị vậy mới mách cho cây này và cho cây về trồng, mình uống thất rất ưng. 




1. Cây hoàn ngọc đỏ
Đặc điểm nhận dạng:
Là loại cây bụi, cao từ 0,6 – 1,5m, sống nhiều năm. Khi còn non, thân trơn nhẵn, mầu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Những lá non, ở ngọn có mầu nâu hoặc hơi vàng đỏ, phủ một lớp lông rất mịn. Lá già màu xanh, mặt trên xanh đậm. 
Lá non có vị chát se, hơi chua.

Công dụng:
Thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng.
Khi cây bắt đầu ra hoa vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, người ta cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 – 7cm, sao vàng.
Hoàn ngọc đỏ có thể dùng để trị các bệnh viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể hàn: đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu vết thương, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Song song có thể dùng lá tươi giã nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lá khô để uống khi bị chảy máu. Có thể dùng riêng hoàn ngọc đỏ với liều 20 – 40g/ngày, sắc uống trị các bệnh đường ruột nói trên. 
Cây hoàn ngọc trắngĐặc điểm nhận dạng:
Cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có mầu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. 

Công dụng:
Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa… Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8-10g.

Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 10g. Dùng liền 2 tuần lễ.

Cách dùng:
- Rửa lá thật sạch, nhai với chút muối cho nhừ rồi nuốt. Có thể giã nát, hoà với nước để uống, hoặc lấy lá nấu canh nhạt để ăn.

- Liều lượng 2-8 lá/ngày, chia làm 2 lần, trước bữa ăn.
- Thời gian điều trị 7-20 ngày, tuỳ loại bệnh và mức độ của bệnh.
- Không nên sử dụng quá 10 lá vì có thể gây cảm giác khó chịu.
Tuy nhiên, trước khi tự dùng các loại thuốc này, các mẹ các bố nên đi khám bác sĩ và trình bày với họ về mong muốn sử dụng loại thuốc tự nhiên dễ kiếm này để các bác sĩ chuyên khoa có lời khuyên đúng đắn.
Trích một bài viết từ webtretho
Mọi chi tiết liên hệ để mua cây xin gọi số điện thoại và địa chỉ bên dưới!!
DANH MỤC THUỐC NAM GIA TRUYỀN

*Thuốc  chữa gout
Giảm đau cấp và đào thải axit Uric ra khỏi cơ thể.không gây biến dạng khớp

*Viên tiểu đường
Trị bệnh tiểu đường và các chứng đau nhức, tê mỏi, lung lay răng. Hạn chế các biến chứng và tăng tuổi thọ người bị bệnh tiểu đường.

*Sỏi hoàn tán:
Tán nhỏ các loại sỏi thận,sỏi mật, sỏi bàng quang đi theo đường tiều, hết sỏi, khỏi tiểu buốt,tiểu dắt,tiểu mầu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,tiền liệt tuyến


*Tỳ vị hoàn
Chuyên trị đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi sống phân, ỉa chảy, kiết lị,ăn không tiêu,cấp mãn tính.

*Ha sa tam thất hoàn:
Bổ thận cố tinh,tăng cường sinh lực mạnh,thông kinh hoạt lạc, sinh hoạt thoải mái

*Thuốc lá chữa viêm gan B uống liên tục 6-8 tháng bệnh tình sẽ thuyên giảm.Cách àung đơn giản không phức tạp

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ chị Nho số 6 ngõ 371/2/14 Kim Mã Hà Nội.01649215420

Thursday, August 14, 2014

Cỏ Thanh ngâm một vị thuốc quí!

Y học cổ truyền đã ghi nhận một số vị thuốc có tác dụng làm chậm và phòng ngừa thoái hóa xương khớp rõ rệt. Trong đó điển hình là vị thuốc Thanh ngâm. Thanh ngâm tên khoa học là Picria felterrae Lour. Họ Scrophulariaceae. Cây mọc hoang ở miền núi, chỗ ẩm mát ven rừng, ven đường, bờ bãi đồng bằng đến 900m từ Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tây tới Quảng Trị.

Do vị đắng nên nhiều nơi còn gọi là cây Sản đắng, cây Mật cá, Mật gấu… Những năm trở lại đây, do tác dụng hiệu quả của Thanh ngâm mà thương lái Trung Quốc ùn ùn đổ về thu mua vị dược liệu này.


Chuyên gia Nguyễn Duy Thuần cho biết mặc dù là cây thuốc quý, nhưng trước thực trạng khai thác kiểu tận diệt như ngày nay thì sớm muộn vị thuốc Thanh ngâm sẽ không còn xuất hiện nữa. Do đó nhằm phát triển và bảo vệ cây thuốc này, việc trồng và thu hái cây phải được kết hợp hài hòa. Hiện nay việc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu vẫn là dùng các thuốc giảm đau, chống viêm uống hoặc tiêm trực tiếp vào các ổ khớp.
Tuy nhiên việc dùng các thuốc này lâu dài gây ra rất nhiều tác dụng phụ như viêm loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa và các bệnh tim mạch…trong khi đó Thanh ngâm cùng với Hy thiêm là hai dược liệu có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau rất tốt nhưng lại không có tác dụng phụ, rất an toàn cho người sử dụng.

Khi sử dụng Thanh ngâm đối với trường hợp viêm xương khớp mạn tính thì nên dùng kết hợp với các dược liệu khác như Hy thiêm, Sói rừng, Cao xương ngựa… Đây đều là những dược liệu kinh điển cho trường hợp bệnh xương khớp. Cao xương ngựa còn bổ sung Canxi hữu cơ, giúp nhanh chóng phục hồi và tăng cường hấp thu Canxi cho xương chắc khỏe.


DANH MỤC THUỐC NAM GIA TRUYỀN 
*Thuốc  chữa gout
Giảm đau cấp và đào thải axit Uric ra khỏi cơ thể.không gây biến dạng khớp

*Viên tiểu đường
Trị bệnh tiểu đường và các chứng đau nhức, tê mỏi, lung lay răng. Hạn chế các biến chứng và tăng tuổi thọ người bị bệnh tiểu đường.

*Sỏi hoàn tán:
Tán nhỏ các loại sỏi thận,sỏi mật, sỏi bàng quang đi theo đường tiều, hết sỏi, khỏi tiểu buốt,tiểu dắt,tiểu mầu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,tiền liệt tuyến

*
*Tỳ vị hoàn
Chuyên trị đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi sống phân, ỉa chảy, kiết lị,ăn không tiêu,cấp mãn tính.

*Ha sa tam thất hoàn:
Bổ thận cố tinh,tăng cường sinh lực mạnh,thông kinh hoạt lạc, sinh hoạt thoải mái

*Thuốc lá chữa viêm gan B dùng liên tục 6-8 tháng bệnh tình thuyên giảm hiệu quả cao,đơn giản không phải săc thuốc cầu kì.

*Cỏ thanh ngâm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp giúp tăng hàm lượng canxi


Mọi chi tiết mua thuốc và cỏ vui lòng liên hệ chị Nho số 6 ngõ 371/2/14 Kim Mã Hà Nội.01649215420

Wednesday, July 9, 2014

Danh mục thuốc nam gia truyền có ích cho mọi người!!!!

DANH MỤC THUỐC NAM GIA TRUYỀN*Thuốc  chữa gout
Giảm đau cấp và đào thải axit Uric ra khỏi cơ thể.không gây biến dạng khớp

*Viên tiểu đường
Trị bệnh tiểu đường và các chứng đau nhức, tê mỏi, lung lay răng. Hạn chế các biến chứng và tăng tuổi thọ người bị bệnh tiểu đường.

*Viên gan B
Đặc trị bệnh viên gan B siêu vi rút. Hạ men gan.

*Sỏi hoàn tán:
Tán nhỏ các loại sỏi thận,sỏi mật, sỏi bàng quang đi theo đường tiều, hết sỏi, khỏi tiểu buốt,tiểu dắt,tiểu mầu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,tiền liệt tuyến

*Chỉ thống hoàn
Bổ thận tráng dương,tăng cường sinh lực,tan máu bầm, máu đông,tiêu tỳ thông kinh hoạt lạc, tạo chất nhờn giữa xương khớp và đĩa đệm,ngừng chỉ hết đau nhức tê mỏi,gân xương cơ nhục và phủ tạng.

*Tỳ vị hoàn
Chuyên trị đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi sống phân, ỉa chảy, kiết lị,ăn không tiêu,cấp mãn tính.

*Ha sa tam thất hoàn:
Bổ thận cố tinh,tăng cường sinh lực mạnh,thông kinh hoạt lạc, sinh hoạt thoải mái

*Tiêu độc nọc sởi
Trị ban ngứa,sởi , mề đay, zô na thần kinh(làm mát gan,thận).

*Nhuận táo hoàn
Trị táo kết, táo bón.

*An thần hoàn
Chữa trị sa dạ con, gây giấc ngủ tự nhiên, thoải mái,uống lâu đen tóc.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ chị Nho số 6 ngõ 371/2/14 Kim Mã Hà Nội.01649215420

Tuesday, May 13, 2014

Dùng mật gấu không đúng cách coi chừng viêm gan!

Tác dụng của mật Gấu?

Mật Gấu chữa được bệnh xơ gan là mật con gấu Ngựa. Trong mật con Gấu Ngựa có chứa axit Ursodeoxycholic (UDC). Thường thì một 1g mật Gấu Ngựa khô có 200mg UDC. Trên thế giới đã có rất nhiều cơ quan khoa học có những nghiên cứu tỉ mỉ và đã chứng minh UDC có tác dụng chữa bệnh xơ gan. Do đó uống mật Gấu Ngựa là rất tốt.
Khác với Gấu Ngựa mật gấu chó gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC). Bởi vậy không nên dùng mật gấu chó để uống vì sẽ bị bệnh xơ gan, mà chỉ nên bôi ngoài da là tốt nhất. Nó giúp làm tan vết tụ máu trên da.

Vì sao axit CDC lại gây viêm gan?

Khi người bị bệnh uống mật gấu chó, vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và san sinh ra Axit lithocholic là một tác nhân gây ra bệnh viêm gan. Xin lưu ý: CDC còn có cả trong mật con vịt và ngan, ngỗng.
Có nhiều người uống mật vịt để chữa trị bệnh sỏi thận, sỏi gan, thì lại chết vì bị bệnh viêm gan do uống mật có chất CDC.
Mặc dù chúng ta chưa hề có nghiên cứu về việc uống mật gấu chó sẽ bị viêm gan nhưng những vấn đề này đã từng được các nhà khoa học thuộc viện Hàn Lâm  của Hoàng Gia Anh nghiên cứu và khẳng định là đúng.

Nhìn để phân biệt gấu chó – gấu ngựa:

Nhìn bề ngoài gấu chó mỗi con chỉ nặng khoảng 50 -70 kg. Gấu Ngựa mỗi con nặng tới 180 – 200kg. Cả 2 loài này đều có lông màu đen, một khoang trắng ở cổ. Tuy nhiên ở cổ gấu chó khoảng trắng nằm sít vào cổ, còn khoang trắng của con gấu Ngựa lại trễ xuống tận ức của nó.

Phân biệt mật gấu tốt:

Để nhận biết mật gấu tốt hay xấu ta có thể phân biệt bằng mắt thường được. Nếu là mật gấu tốt nhất thì có màu vàng, mật trung bình là màu đồng, màu xanh ánh thép, màu xanh. Mật tươi gấu có vị đắng sau thấy ngọt the đầu lưỡi.  Mật gấu có tính ấm, nhuận. Tỷ trọng của mật gấu nặng hơn nước và rượu nhưng thấp hơn mật ong, Thả vào rượu thì mật thõng  xuống, lắc lại tan đều trong rượu, có màu xanh lá mạ, màu xanh này sẽ bị mất đi nếu để ngoài ánh sáng, vì vậy nên để trong chai có màu hoặc để vào nơi tối.

Mật gấu có tác dụng chữa bệnh:

Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định mật Gấu nói chung và mật Gấu Ngựa nói riêng đều  có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là trong một số bệnh như  bệnh xơ gan, bệnh sỏi mật, gãy xương, vết bầm tím ngoài da.
Mới gần đây nhất chúng ta đã phân tích và phát hiện ra mật Gấu Ngựa còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư. Mật gấu Ngựa sẽ làm thay đổi tế bào ung thư, khiến cho các loại thuốc dùng điều trị ung thư dễ ngấm vào khối u hơn.
Nếu con gấu Ngựa khỏe mạnh, không bệnh tật gì, khi lấy mật xong có thể pha ngay vào nước sôi, rượu hoặc mật ong để uống trực tiếp luôn rất tốt.
Mật Gấu có tính sát trùng đặc biệt, giảm đau rất tốt,làm tan huyết đông và mỡ. Mật gấu dùng điều trị bệnh dạ dày rất tốt, đặc biệt mật Gấu với liệu lượng đậm đặc pha với mật ong uống khi đói rất hiệu quả, tuy nhiên uống vào thì thấy hơi mệt.
Mật Gấu pha cùng mật ong chữa đau bụng giun rất tốt. Từ lâu thầy thuốc đông y đã dùng mật Gấu để chữa chấn thương, tuy nhiên không được bôi mật Gấu trực tiếp vào miệng vết thương khi chưa cầm máu, còn khi miệng vết thương đã kín và cầm máu rồi thì bôi vào ngay rất chóng lành.
Nuôi và lấy mật gấu đúng cách sẽ đảm bảo được hiệu quả chữa bệnh của mật gấu và đảm bảo tuổi thọ cho gấu, muốn có nguồn dược liệu quý này thì chúng ta phải chăm nuôi Gấu đúng cách, vệ sinh sạch sẽ cho Gấu sau khi lấy mật ở vết thương, xử lý tiệt trùng kim lấy mật và làm vệ sinh vết kim sau khi lấy mật xong cho Gấu, thì mới đảm bảo Gấu không bị nhiếm trùng dẫn tới bị apxe chỗ lấy mật.
Khoảng cách lấy mật nên từ 5-6 tháng, mới nên lấy một lần, không nên lấy mật với khoảng cách gần quá, mật sẽ loãng không tốt, lại còn làm giảm đi tuổi thọ của Gấu.

Thursday, May 8, 2014

Bạn đã uống nước đúng cách chưa???

Nếu ai đó hỏi bạn uống nước thế nào, có lẽ bạn sẽ nghĩ đó là câu hỏi ngớ ngẩn. Mọi người đều cần uống nước và uống nước hằng ngày và chắc chắn ai cũng biết uống nước khi khát. Nhưng thực tế, uống nước không đơn giản như bạn nghĩ.

Theo tài liệu hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Y khoa Mayo Clinic (Hoa Kỳ), uống nước cũng phải biết cách uống hợp lý và theo thời gian biểu.
Khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ.


6h30 - 7h: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một cốc 250ml ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.

8 - 9h: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.

11h: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.

13h: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.

15 - 16h: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.

17h: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.

22h: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.

Uống từng ngụm nhỏ


Hầu hết mọi người đều biết nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể đủ độ ẩm, làm sạch ruột và dạ dày cũng như giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến nghị chung, còn lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, và chắc chắn khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu nước của cơ thể.

Vào những ngày nóng mà bạn phải ra ngoài, thì bạn nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi toát ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra. Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể bạn và da bạn đều bị tác động của sự mất nước, bạn cần uống nhiều hơn và thoa kem dưỡng ẩm cho da.

Ngoài ra, việc uống nước thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Không nên chỉ uống nước khi thấy khát, và cũng đừng uống ừng ực cho đã khát. Cách tốt nhất để uống nước là uống từng ngụm nhỏ hoặc vừa miệng, ngậm và nuốt từ từ. Một điều hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra là khi bạn uống quá nhiều nước. Khi thận không thể bài tiết hết lượng nước thừa, điện giải (chất khoáng) trong máu bị pha loãng, gây nên tình trạng hạ natri máu.

Công dụng của cỏ mật gấu!

Cỏ mật gấu, Ðằng nha sọc - Isodon lophanthoides (D.Don) Hara (Rabdosia lophanthoides (Buch. - Ham. ex D.Don) Hara), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Cỏ mật gấu là cây thảo có thân biến thiên, dày thì mọc đứng, thưa thì mọc bò có 4 góc rõ rệt, có lông, cao 15cm - 1m. Phân nhánh ít hay nhiều. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép khía răng cưa, gân phụ 5 - 6 cặp cuống 1,5cm. Cụm hoa hình cờ thưa ở ngọn dài 10 - 20cm. Lá bắc rất nhỏ, rụng sớm. Hoa có cuống dài, rất nhỏ. Đài hình chuông 5 răng. Tràng dài gấp đôi dài màu trắng có chấm hồng, ống hình trụ, phiến 2 môi, môi trên 4 thuỳ môi dưới nguyên. 4 nhị thò ra ngoài. Vòi nhuỵ chẻ đôi ít. Quả đóng nhỏ, tù, nhẵn. Hoa tháng 8 - 11.
Cây mọc ở các đồi, ven rừng, từ Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái đến tận Lâm Đồng. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, chặt khúc dùng tươi hay phơi đến héo, sau đó bó lại rồi đem phơi khô để dùng.
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lọc máu và tán ứ. Thường dùng trị:
- Viêm gan vàng da cấp tính
- Viêm túi mật cấp
- Viêm ruột, lỵ.
- Đòn ngã tổn thương.
Liều dùng: 15 - 30g khô hoặc 30 - 40g tươi; sắc nước uống.

Monday, May 5, 2014

Đinh Lăng cây thuốc nam bổ ngang nhân sâm!!

Đinh lăng là loại cây được trồng nhiều ở nước ta. Nhiều nhà còn xem đinh lăng như một loại cây cảnh. Tuy nhiên, đấy còn là một vị thuốc quý mà không phải ai cũng biết.
Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc.
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Cây đinh lăng có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3 - 4 mm, dày khoảng l mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng rất ngon, khi lá còn tươi không có mùi thơm này.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
đinh lăng
Tác dụng của cây đinh lăng
+ Chữa ho ra máu.
+ Chữa tắc tia sữa.
+ Làm mát huyết, lợi tiểu.
+ Chữa mẩn ngứa.
+ Thông huyết mạch, giải độc thức ăn.
+ Chống dị ứng.
+ Chữa kiết lỵ.
+ Sử dụng làm thức ăn bồi bổ cho sản phụ, người già, người ốm mới dậy.
+ Tăng sức dẻo dai của cơ thể…
+ Đinh lăng có tác dụng gần giống như nhân sâm.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
- Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta.
- Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
- Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
- Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Đơn thuốc có đinh lăng:
đinh lăng
1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động
Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,5ml, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
2. Thông tia sữa, căng vú sữa
Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ  Kim Hoán, y học thực hành, 7-1963).
3. Chữa vết thương
Giã nát lá đinh lăng đắp lên.

Sunday, May 4, 2014

Thiên Lương thủ mệnh (thân)



      Thiên Lương là “ấm tinh”. Trong Đẩu Số, chữ “ấm” có nhiều ý nghĩa, như: “Tiêu tai giải ách”, “kéo dài tuổi thọ”, “là trợ lực của cấp trên hay cha mẹ”, “có sinh hoạt tinh thần phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng”. Tất cả, đều có ý vị “che chở”. Cần lưu ý, những lực “che chở” này đều thuộc về “tinh thần”, mà không thuộc về “vật chất”. Từ đó có thể biết đặc tính của Thiên Lương.
      Tính chất “tiêu tai giải ách” của Thiên Lương, bao hàm ý vị có nạn tai trước, sau rồi mới có hóa giải. Cho nên, ắt sẽ phải trải qua nguy khó rồi mới được bình an; bị bệnh hoạn rồi mới khỏi bệnh; không có chỗ nhờ cậy rồi mới được người ta phù trợ; cảm thấy tinh thần “trống rỗng” (ý vị cuộc đời có kích thích khá lớn) sau rồi mới ký thác, ẩn nấp nơi tôn giáo, những thứ đại loại như vậy không thể nào liệt kê ra hết được.

      Do sao Thiên Lương thiên nặng về “tinh thần”, mà không thiên nặng về “vật chất”, cho nên Thiên Lương ưa Hóa Khoa mà không ưa Hóa Lộc. Khi Thiên lương hóa thành sao Lộc, chủ về mang lại những rắc rối thị phi, thường thường bị người oán hận. Thiên Lương cũng rất ghét Hóa Quyền, lúc hóa thành sao Quyền, chủ về người lộng quyền, gặp thêm Hỏa tinh Linh tinh thì càng đúng.
      Do ý nghĩa “che chở”, mà có thể mở rộng thành tính chất “hình pháp, kỷ luật”. Bởi vì, “hình pháp” có thể giữ cho mọi người được thiện lương. Vì vậy, Thiên Lương có thể biểu trưng cho vị quan thanh liêm “vì dân trừ hại”, ví như Bao Chửng trong truyền thuyết dân gian. Lúc luận đoán cần phải lưu ý luận điểm này. Do hàm nghĩa mở rộng này, Thiên Lương còn mang thêm chức vị “giám sát”. Phần nhiều là người theo ngành kiểm toán viên, quan đốc, thanh tra, hay chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên kế hoạch tài vụ… thì phần nhiều cung Mệnh hay cung Sự nghiệp hay gặp sao Thiên lương. Hàm nghĩa “giám sát” của Thiên Lương cũng có thể diễn hóa thành ý vị “lui về hậu trường”.
      Do “che chở” có thể mở rộng “phục vụ người khác”, cho nên tinh bàn của những người là bác sỹ, thầy thuốc, luật sư, cũng thường thường có quan hệ mật thiết với Thiên Lương. Có thể dựa vào tiêu chuẩn này để định Thiên lương là nhân tài chuyên nghiệp, hay là chuyên viên.
      Thiên lương có Thái dương đồng độ hoặc vây chiếu, gặp Thiên hình, thích hợp làm nhân viên ngành tư pháp; nếu gặp Kình dương thì không phải là bác sỹ ngoại khoa (bao gồm cả khoa phụ sản), còn thêm Thiên Nguyệt, phần nhiều là người trong giới y học.
      Hệ “Thiên cơ Thiên lương” đồng độ, chủ về vạch “kế sách quản lý”, gặp Thiên mã thì làm những nghề nghiệp có tính lưu động, như hàng hải, hàng không, điện tử… (một ví dụ đáng để tham khảo, Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một người làm thuê, chuyên sao chép băng hình. Nghề nghiệp này nếu không nói ra thì rất khó đoán, nhưng nói ra rồi, thì biết được nghề nghiệp có tính phục vụ và tính lưu động. So với tinh bàn thì không có chỗ nào là không hợp lý, do đó có thể thấy nghề nghiệp thời hiện đại, thường rất khó luận đoán một cách chi tiết cụ thể).
      Thiên Lương có Văn xương, Văn khúc, Tấu thư đồng độ, có thể xem là nhân tài trong ngành pháp luật, sở trường văn thư án lệ, cũng có lúc chỉ là thư ký văn thư của công ty lớn, hoặc là người trong giới văn hóa, xuất bản.

      Thiên lương có Bạch hổ đồng độ, có thể xem là điềm tượng chủ về “hình pháp kỷ luật”, cũng có thể là bác sỹ phẫu thuật ngoại khoa.
      Cổ nhân nói “Thiên lương và Thiên mã ở hãm địa, cuộc đời nhất định trôi dạt” (Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi). Đây là nói Thiên lương ở Tị và ở Hợi, chủ về rời xa quê hương, tâm chí phiêu bồng. Ở thời hiện đại người ta thường rời bỏ quê hương để phát triển, vì vậy không nên luận đoán là “trôi dạt”, chỉ ở trường hợp gặp sao Không hay sao Hao đồng cung với Hỏa tinh Linh tinh, mới có thể luận đoán là không giữ một nghề, rời bỏ quê hương mà không có nền tảng. Còn khi gặp các loại sao “khoa văn” là người cuồng ngạo phóng túng.
      Cổ nhân nói “Thiên lương ở hãm địa gặp Kình dương Đà la, là trái thuần phong mỹ tục” (Thiên lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục). Đây là nói nữ mệnh có Thiên lương ở Tị hoặc ở Hợi. Thời đại này nay, có thể luận đoán cuộc đời mệnh tạo gặp nhiều đau khổ về tình cảm. Rất ngại Thiên lương đồng độ với Hỏa tinh Linh tinh mà Thiên đồng ở cung đối diện Hóa Kị, hoặc hội Thiên cơ Hóa Kị mà Kình dương Đà la giáp Thiên lương, càng gặp nhiều tình huống rắc rối khó xử và đau khổ về tình cảm.
      Thiên lương đến nhập cung Tị hoặc cung Hợi, gặp các sao Sát Hình Không Hao, chủ về cuộc đời nhiều tai họa, hoặc nhiều hung hiểm, thường xảy ra ứng nghiệm ở niên hạn vận trình đến cung có “Thiên cơ Cự môn”, hay “Thái âm Thái dương”. Gặp niên hạn Hóa Kị cũng thường ngầm chứa nguy cơ họa hoạn. Ngoài ra các cung hạn Tham lang, Thiên đồng tọa thủ là những niên hạn có tính chất then chốt.
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, không gặp Văn xương Văn khúc là đã thông minh, nhưng thông minh quá lộ, nhìn sự việc quá rõ, nên cơ duyên với người thường không tốt, nhất là phương hại đến hôn nhân. Thiên lương ở Tý tốt hơn ở Ngọ.
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, không cần gặp những sao đào hoa, cũng đã chủ về loại người “dễ thay đổi tình cảm”. Ở xã hội thời cổ đại, đàn ông nạp nhiều thiếp, nên cũng chủ về đau khổ mà ít người biết trong quan hệ hôn nhân.
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, nếu gặp các sao Lộc, rất kị là người thông minh nhưng lạnh lùng nghiêm khắc. Cần phải có thái độ đối đãi với người chân thành nhân hậu, thì mới có thể xoay chuyển được vận mệnh của chính mình, nếu không, phần nhiều vào đại vận thứ ba, sẽ xảy ra trắc trở gây ảnh hưởng rất sâu xa và lâu dài. Nhưng, thường thường mệnh tạo lại không tự biết nguy cơ là do chính mình, nên lúc vận trình đến hậu vận chủ về cảnh ngộ gập gềnh, bất đắc chí, thì lại sinh ra oán trời hận người, mà không biết rằng “họa căn” đã tiềm phục từ lâu.

      Thiên lương ở Ngọ thì không cát tường, là do hội với Thái âm và Thái dương đều ở cung hãm nhược. Nếu cung Tài bạch là hệ “Thiên cơ Thái âm”, gặp các sao Sát Hao và Thiên mã, chủ về mệnh cách có lối suy nghĩ kỳ lạ, đặc biệt, không hợp quần, ít qua lại giao lưu với người, và cũng thuộc loại người khó gần gũi. Những tính chất này gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp, khiến cho thu nhập không ổn định. Ví dụ như đột nhiên bị cách chức, hoặc bỗng nhiên khách hàng thường xuyên lại bỏ đi sang chọn lựa chỗ khác, hoặc thường phải thay đổi cương vị công tác…
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ cần phải có Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội hợp, lại không nên gặp các sao Sát Kị Hình Hao, thì mới có thể bàn tới phú và quý, hơn nữa, phú cũng vẫn phải nhờ quý mà có.
      Đối với Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, các cung hạn “Thiên cơ Thái âm”, Cự môn, Thái dương, Thiên đồng, thảy là những niên hạn có tính then chốt.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, vì Thiên cơ vây chiếu, nên tinh hệ này chủ về “kế hoạch mưu lược”, còn chủ về tính cơ động, không ổn định. Khi gặp các sao Sát Không Hao, cổ nhân cho rằng đây là mệnh cách xuất gia làm tăng nhân, đạo sỹ. Thời đại ngày nay, phần nhiều chủ về loại người có nhân sinh quan kỳ lạ đặc biệt (khác với lỗi suy nghĩ đặc biệt của Thiên lương ở Ngọ, ở đây cần phải phân biệt, một bên là nhân sinh quan còn một bên là tác phong xử sự). Cho nên nếu có các sao Văn xương, Văn khúc, Thiên tài bay đến, chủ về mệnh cách thuộc loại thông minh tuyệt đỉnh, nhưng lại không yên thân ở một nghề nào, khiến về già không có thành tựu.
      Thiên lương ở Mùi hội Thái dương ở Hợi, động lực thúc đẩy không thể bằng Thiên lương ở Sửu, hễ Thiên lương hội Thái dương ở cung hãm nhược, đều chủ về chuốc lấy oán trách. Nhưng nếu gặp sao Hình và các sao Văn xương, Văn khúc, Long trì, Phượng các, Thanh long, Tấu thư, Quan phù, mà không gặp Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp, thì có thể thích hợp với công tác pháp luật, hoặc liên quan đến tính chất “hình pháp kỷ luật”.
      Thiên lương ở Sửu, nếu cung Phu thê là Cự môn được Cát hóa (ưa nhất là Hóa Lộc), chủ về có thể kết hôn với người ngoại quốc.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, ưa Thiên Vu đồng độ với Thái dương, chủ về được bậc trưởng bối đề bạt, nâng đỡ trong sự nghiệp.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, rất ngại đến đại vận Tham lang Hóa Kị, theo bí truyền của phái Trung Châu, đây là hạn vì sắc mà gây họa, hoặc là một vận gặp nhiều tranh chấp. Cần xem hội các sao nào mà định cảnh ngộ.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, không gặp các sao “khoa văn", cũng đã có khí chất nghệ thuật, nhưng thường có biểu hiện cuồng ngạo, phóng túng.
      Đối với Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, các cung hạn Tham lang, Cự môn, Thái dương, Thiên đồng, là những lưu niên hay đại vận có tính then chốt.   
  
Trích Tử Vi đẩu số!!