Tuesday, May 13, 2014

Dùng mật gấu không đúng cách coi chừng viêm gan!

Tác dụng của mật Gấu?

Mật Gấu chữa được bệnh xơ gan là mật con gấu Ngựa. Trong mật con Gấu Ngựa có chứa axit Ursodeoxycholic (UDC). Thường thì một 1g mật Gấu Ngựa khô có 200mg UDC. Trên thế giới đã có rất nhiều cơ quan khoa học có những nghiên cứu tỉ mỉ và đã chứng minh UDC có tác dụng chữa bệnh xơ gan. Do đó uống mật Gấu Ngựa là rất tốt.
Khác với Gấu Ngựa mật gấu chó gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC). Bởi vậy không nên dùng mật gấu chó để uống vì sẽ bị bệnh xơ gan, mà chỉ nên bôi ngoài da là tốt nhất. Nó giúp làm tan vết tụ máu trên da.

Vì sao axit CDC lại gây viêm gan?

Khi người bị bệnh uống mật gấu chó, vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và san sinh ra Axit lithocholic là một tác nhân gây ra bệnh viêm gan. Xin lưu ý: CDC còn có cả trong mật con vịt và ngan, ngỗng.
Có nhiều người uống mật vịt để chữa trị bệnh sỏi thận, sỏi gan, thì lại chết vì bị bệnh viêm gan do uống mật có chất CDC.
Mặc dù chúng ta chưa hề có nghiên cứu về việc uống mật gấu chó sẽ bị viêm gan nhưng những vấn đề này đã từng được các nhà khoa học thuộc viện Hàn Lâm  của Hoàng Gia Anh nghiên cứu và khẳng định là đúng.

Nhìn để phân biệt gấu chó – gấu ngựa:

Nhìn bề ngoài gấu chó mỗi con chỉ nặng khoảng 50 -70 kg. Gấu Ngựa mỗi con nặng tới 180 – 200kg. Cả 2 loài này đều có lông màu đen, một khoang trắng ở cổ. Tuy nhiên ở cổ gấu chó khoảng trắng nằm sít vào cổ, còn khoang trắng của con gấu Ngựa lại trễ xuống tận ức của nó.

Phân biệt mật gấu tốt:

Để nhận biết mật gấu tốt hay xấu ta có thể phân biệt bằng mắt thường được. Nếu là mật gấu tốt nhất thì có màu vàng, mật trung bình là màu đồng, màu xanh ánh thép, màu xanh. Mật tươi gấu có vị đắng sau thấy ngọt the đầu lưỡi.  Mật gấu có tính ấm, nhuận. Tỷ trọng của mật gấu nặng hơn nước và rượu nhưng thấp hơn mật ong, Thả vào rượu thì mật thõng  xuống, lắc lại tan đều trong rượu, có màu xanh lá mạ, màu xanh này sẽ bị mất đi nếu để ngoài ánh sáng, vì vậy nên để trong chai có màu hoặc để vào nơi tối.

Mật gấu có tác dụng chữa bệnh:

Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định mật Gấu nói chung và mật Gấu Ngựa nói riêng đều  có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là trong một số bệnh như  bệnh xơ gan, bệnh sỏi mật, gãy xương, vết bầm tím ngoài da.
Mới gần đây nhất chúng ta đã phân tích và phát hiện ra mật Gấu Ngựa còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư. Mật gấu Ngựa sẽ làm thay đổi tế bào ung thư, khiến cho các loại thuốc dùng điều trị ung thư dễ ngấm vào khối u hơn.
Nếu con gấu Ngựa khỏe mạnh, không bệnh tật gì, khi lấy mật xong có thể pha ngay vào nước sôi, rượu hoặc mật ong để uống trực tiếp luôn rất tốt.
Mật Gấu có tính sát trùng đặc biệt, giảm đau rất tốt,làm tan huyết đông và mỡ. Mật gấu dùng điều trị bệnh dạ dày rất tốt, đặc biệt mật Gấu với liệu lượng đậm đặc pha với mật ong uống khi đói rất hiệu quả, tuy nhiên uống vào thì thấy hơi mệt.
Mật Gấu pha cùng mật ong chữa đau bụng giun rất tốt. Từ lâu thầy thuốc đông y đã dùng mật Gấu để chữa chấn thương, tuy nhiên không được bôi mật Gấu trực tiếp vào miệng vết thương khi chưa cầm máu, còn khi miệng vết thương đã kín và cầm máu rồi thì bôi vào ngay rất chóng lành.
Nuôi và lấy mật gấu đúng cách sẽ đảm bảo được hiệu quả chữa bệnh của mật gấu và đảm bảo tuổi thọ cho gấu, muốn có nguồn dược liệu quý này thì chúng ta phải chăm nuôi Gấu đúng cách, vệ sinh sạch sẽ cho Gấu sau khi lấy mật ở vết thương, xử lý tiệt trùng kim lấy mật và làm vệ sinh vết kim sau khi lấy mật xong cho Gấu, thì mới đảm bảo Gấu không bị nhiếm trùng dẫn tới bị apxe chỗ lấy mật.
Khoảng cách lấy mật nên từ 5-6 tháng, mới nên lấy một lần, không nên lấy mật với khoảng cách gần quá, mật sẽ loãng không tốt, lại còn làm giảm đi tuổi thọ của Gấu.

Thursday, May 8, 2014

Bạn đã uống nước đúng cách chưa???

Nếu ai đó hỏi bạn uống nước thế nào, có lẽ bạn sẽ nghĩ đó là câu hỏi ngớ ngẩn. Mọi người đều cần uống nước và uống nước hằng ngày và chắc chắn ai cũng biết uống nước khi khát. Nhưng thực tế, uống nước không đơn giản như bạn nghĩ.

Theo tài liệu hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Y khoa Mayo Clinic (Hoa Kỳ), uống nước cũng phải biết cách uống hợp lý và theo thời gian biểu.
Khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ.


6h30 - 7h: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một cốc 250ml ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.

8 - 9h: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.

11h: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.

13h: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.

15 - 16h: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.

17h: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.

22h: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.

Uống từng ngụm nhỏ


Hầu hết mọi người đều biết nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể đủ độ ẩm, làm sạch ruột và dạ dày cũng như giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến nghị chung, còn lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, và chắc chắn khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu nước của cơ thể.

Vào những ngày nóng mà bạn phải ra ngoài, thì bạn nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi toát ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra. Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể bạn và da bạn đều bị tác động của sự mất nước, bạn cần uống nhiều hơn và thoa kem dưỡng ẩm cho da.

Ngoài ra, việc uống nước thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Không nên chỉ uống nước khi thấy khát, và cũng đừng uống ừng ực cho đã khát. Cách tốt nhất để uống nước là uống từng ngụm nhỏ hoặc vừa miệng, ngậm và nuốt từ từ. Một điều hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra là khi bạn uống quá nhiều nước. Khi thận không thể bài tiết hết lượng nước thừa, điện giải (chất khoáng) trong máu bị pha loãng, gây nên tình trạng hạ natri máu.

Công dụng của cỏ mật gấu!

Cỏ mật gấu, Ðằng nha sọc - Isodon lophanthoides (D.Don) Hara (Rabdosia lophanthoides (Buch. - Ham. ex D.Don) Hara), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Cỏ mật gấu là cây thảo có thân biến thiên, dày thì mọc đứng, thưa thì mọc bò có 4 góc rõ rệt, có lông, cao 15cm - 1m. Phân nhánh ít hay nhiều. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép khía răng cưa, gân phụ 5 - 6 cặp cuống 1,5cm. Cụm hoa hình cờ thưa ở ngọn dài 10 - 20cm. Lá bắc rất nhỏ, rụng sớm. Hoa có cuống dài, rất nhỏ. Đài hình chuông 5 răng. Tràng dài gấp đôi dài màu trắng có chấm hồng, ống hình trụ, phiến 2 môi, môi trên 4 thuỳ môi dưới nguyên. 4 nhị thò ra ngoài. Vòi nhuỵ chẻ đôi ít. Quả đóng nhỏ, tù, nhẵn. Hoa tháng 8 - 11.
Cây mọc ở các đồi, ven rừng, từ Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái đến tận Lâm Đồng. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, chặt khúc dùng tươi hay phơi đến héo, sau đó bó lại rồi đem phơi khô để dùng.
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lọc máu và tán ứ. Thường dùng trị:
- Viêm gan vàng da cấp tính
- Viêm túi mật cấp
- Viêm ruột, lỵ.
- Đòn ngã tổn thương.
Liều dùng: 15 - 30g khô hoặc 30 - 40g tươi; sắc nước uống.

Monday, May 5, 2014

Đinh Lăng cây thuốc nam bổ ngang nhân sâm!!

Đinh lăng là loại cây được trồng nhiều ở nước ta. Nhiều nhà còn xem đinh lăng như một loại cây cảnh. Tuy nhiên, đấy còn là một vị thuốc quý mà không phải ai cũng biết.
Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc.
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Cây đinh lăng có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3 - 4 mm, dày khoảng l mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng rất ngon, khi lá còn tươi không có mùi thơm này.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
đinh lăng
Tác dụng của cây đinh lăng
+ Chữa ho ra máu.
+ Chữa tắc tia sữa.
+ Làm mát huyết, lợi tiểu.
+ Chữa mẩn ngứa.
+ Thông huyết mạch, giải độc thức ăn.
+ Chống dị ứng.
+ Chữa kiết lỵ.
+ Sử dụng làm thức ăn bồi bổ cho sản phụ, người già, người ốm mới dậy.
+ Tăng sức dẻo dai của cơ thể…
+ Đinh lăng có tác dụng gần giống như nhân sâm.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
- Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta.
- Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
- Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
- Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Đơn thuốc có đinh lăng:
đinh lăng
1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động
Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,5ml, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
2. Thông tia sữa, căng vú sữa
Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ  Kim Hoán, y học thực hành, 7-1963).
3. Chữa vết thương
Giã nát lá đinh lăng đắp lên.

Sunday, May 4, 2014

Thiên Lương thủ mệnh (thân)



      Thiên Lương là “ấm tinh”. Trong Đẩu Số, chữ “ấm” có nhiều ý nghĩa, như: “Tiêu tai giải ách”, “kéo dài tuổi thọ”, “là trợ lực của cấp trên hay cha mẹ”, “có sinh hoạt tinh thần phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng”. Tất cả, đều có ý vị “che chở”. Cần lưu ý, những lực “che chở” này đều thuộc về “tinh thần”, mà không thuộc về “vật chất”. Từ đó có thể biết đặc tính của Thiên Lương.
      Tính chất “tiêu tai giải ách” của Thiên Lương, bao hàm ý vị có nạn tai trước, sau rồi mới có hóa giải. Cho nên, ắt sẽ phải trải qua nguy khó rồi mới được bình an; bị bệnh hoạn rồi mới khỏi bệnh; không có chỗ nhờ cậy rồi mới được người ta phù trợ; cảm thấy tinh thần “trống rỗng” (ý vị cuộc đời có kích thích khá lớn) sau rồi mới ký thác, ẩn nấp nơi tôn giáo, những thứ đại loại như vậy không thể nào liệt kê ra hết được.

      Do sao Thiên Lương thiên nặng về “tinh thần”, mà không thiên nặng về “vật chất”, cho nên Thiên Lương ưa Hóa Khoa mà không ưa Hóa Lộc. Khi Thiên lương hóa thành sao Lộc, chủ về mang lại những rắc rối thị phi, thường thường bị người oán hận. Thiên Lương cũng rất ghét Hóa Quyền, lúc hóa thành sao Quyền, chủ về người lộng quyền, gặp thêm Hỏa tinh Linh tinh thì càng đúng.
      Do ý nghĩa “che chở”, mà có thể mở rộng thành tính chất “hình pháp, kỷ luật”. Bởi vì, “hình pháp” có thể giữ cho mọi người được thiện lương. Vì vậy, Thiên Lương có thể biểu trưng cho vị quan thanh liêm “vì dân trừ hại”, ví như Bao Chửng trong truyền thuyết dân gian. Lúc luận đoán cần phải lưu ý luận điểm này. Do hàm nghĩa mở rộng này, Thiên Lương còn mang thêm chức vị “giám sát”. Phần nhiều là người theo ngành kiểm toán viên, quan đốc, thanh tra, hay chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên kế hoạch tài vụ… thì phần nhiều cung Mệnh hay cung Sự nghiệp hay gặp sao Thiên lương. Hàm nghĩa “giám sát” của Thiên Lương cũng có thể diễn hóa thành ý vị “lui về hậu trường”.
      Do “che chở” có thể mở rộng “phục vụ người khác”, cho nên tinh bàn của những người là bác sỹ, thầy thuốc, luật sư, cũng thường thường có quan hệ mật thiết với Thiên Lương. Có thể dựa vào tiêu chuẩn này để định Thiên lương là nhân tài chuyên nghiệp, hay là chuyên viên.
      Thiên lương có Thái dương đồng độ hoặc vây chiếu, gặp Thiên hình, thích hợp làm nhân viên ngành tư pháp; nếu gặp Kình dương thì không phải là bác sỹ ngoại khoa (bao gồm cả khoa phụ sản), còn thêm Thiên Nguyệt, phần nhiều là người trong giới y học.
      Hệ “Thiên cơ Thiên lương” đồng độ, chủ về vạch “kế sách quản lý”, gặp Thiên mã thì làm những nghề nghiệp có tính lưu động, như hàng hải, hàng không, điện tử… (một ví dụ đáng để tham khảo, Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một người làm thuê, chuyên sao chép băng hình. Nghề nghiệp này nếu không nói ra thì rất khó đoán, nhưng nói ra rồi, thì biết được nghề nghiệp có tính phục vụ và tính lưu động. So với tinh bàn thì không có chỗ nào là không hợp lý, do đó có thể thấy nghề nghiệp thời hiện đại, thường rất khó luận đoán một cách chi tiết cụ thể).
      Thiên Lương có Văn xương, Văn khúc, Tấu thư đồng độ, có thể xem là nhân tài trong ngành pháp luật, sở trường văn thư án lệ, cũng có lúc chỉ là thư ký văn thư của công ty lớn, hoặc là người trong giới văn hóa, xuất bản.

      Thiên lương có Bạch hổ đồng độ, có thể xem là điềm tượng chủ về “hình pháp kỷ luật”, cũng có thể là bác sỹ phẫu thuật ngoại khoa.
      Cổ nhân nói “Thiên lương và Thiên mã ở hãm địa, cuộc đời nhất định trôi dạt” (Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi). Đây là nói Thiên lương ở Tị và ở Hợi, chủ về rời xa quê hương, tâm chí phiêu bồng. Ở thời hiện đại người ta thường rời bỏ quê hương để phát triển, vì vậy không nên luận đoán là “trôi dạt”, chỉ ở trường hợp gặp sao Không hay sao Hao đồng cung với Hỏa tinh Linh tinh, mới có thể luận đoán là không giữ một nghề, rời bỏ quê hương mà không có nền tảng. Còn khi gặp các loại sao “khoa văn” là người cuồng ngạo phóng túng.
      Cổ nhân nói “Thiên lương ở hãm địa gặp Kình dương Đà la, là trái thuần phong mỹ tục” (Thiên lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục). Đây là nói nữ mệnh có Thiên lương ở Tị hoặc ở Hợi. Thời đại này nay, có thể luận đoán cuộc đời mệnh tạo gặp nhiều đau khổ về tình cảm. Rất ngại Thiên lương đồng độ với Hỏa tinh Linh tinh mà Thiên đồng ở cung đối diện Hóa Kị, hoặc hội Thiên cơ Hóa Kị mà Kình dương Đà la giáp Thiên lương, càng gặp nhiều tình huống rắc rối khó xử và đau khổ về tình cảm.
      Thiên lương đến nhập cung Tị hoặc cung Hợi, gặp các sao Sát Hình Không Hao, chủ về cuộc đời nhiều tai họa, hoặc nhiều hung hiểm, thường xảy ra ứng nghiệm ở niên hạn vận trình đến cung có “Thiên cơ Cự môn”, hay “Thái âm Thái dương”. Gặp niên hạn Hóa Kị cũng thường ngầm chứa nguy cơ họa hoạn. Ngoài ra các cung hạn Tham lang, Thiên đồng tọa thủ là những niên hạn có tính chất then chốt.
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, không gặp Văn xương Văn khúc là đã thông minh, nhưng thông minh quá lộ, nhìn sự việc quá rõ, nên cơ duyên với người thường không tốt, nhất là phương hại đến hôn nhân. Thiên lương ở Tý tốt hơn ở Ngọ.
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, không cần gặp những sao đào hoa, cũng đã chủ về loại người “dễ thay đổi tình cảm”. Ở xã hội thời cổ đại, đàn ông nạp nhiều thiếp, nên cũng chủ về đau khổ mà ít người biết trong quan hệ hôn nhân.
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, nếu gặp các sao Lộc, rất kị là người thông minh nhưng lạnh lùng nghiêm khắc. Cần phải có thái độ đối đãi với người chân thành nhân hậu, thì mới có thể xoay chuyển được vận mệnh của chính mình, nếu không, phần nhiều vào đại vận thứ ba, sẽ xảy ra trắc trở gây ảnh hưởng rất sâu xa và lâu dài. Nhưng, thường thường mệnh tạo lại không tự biết nguy cơ là do chính mình, nên lúc vận trình đến hậu vận chủ về cảnh ngộ gập gềnh, bất đắc chí, thì lại sinh ra oán trời hận người, mà không biết rằng “họa căn” đã tiềm phục từ lâu.

      Thiên lương ở Ngọ thì không cát tường, là do hội với Thái âm và Thái dương đều ở cung hãm nhược. Nếu cung Tài bạch là hệ “Thiên cơ Thái âm”, gặp các sao Sát Hao và Thiên mã, chủ về mệnh cách có lối suy nghĩ kỳ lạ, đặc biệt, không hợp quần, ít qua lại giao lưu với người, và cũng thuộc loại người khó gần gũi. Những tính chất này gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp, khiến cho thu nhập không ổn định. Ví dụ như đột nhiên bị cách chức, hoặc bỗng nhiên khách hàng thường xuyên lại bỏ đi sang chọn lựa chỗ khác, hoặc thường phải thay đổi cương vị công tác…
      Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ cần phải có Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội hợp, lại không nên gặp các sao Sát Kị Hình Hao, thì mới có thể bàn tới phú và quý, hơn nữa, phú cũng vẫn phải nhờ quý mà có.
      Đối với Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, các cung hạn “Thiên cơ Thái âm”, Cự môn, Thái dương, Thiên đồng, thảy là những niên hạn có tính then chốt.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, vì Thiên cơ vây chiếu, nên tinh hệ này chủ về “kế hoạch mưu lược”, còn chủ về tính cơ động, không ổn định. Khi gặp các sao Sát Không Hao, cổ nhân cho rằng đây là mệnh cách xuất gia làm tăng nhân, đạo sỹ. Thời đại ngày nay, phần nhiều chủ về loại người có nhân sinh quan kỳ lạ đặc biệt (khác với lỗi suy nghĩ đặc biệt của Thiên lương ở Ngọ, ở đây cần phải phân biệt, một bên là nhân sinh quan còn một bên là tác phong xử sự). Cho nên nếu có các sao Văn xương, Văn khúc, Thiên tài bay đến, chủ về mệnh cách thuộc loại thông minh tuyệt đỉnh, nhưng lại không yên thân ở một nghề nào, khiến về già không có thành tựu.
      Thiên lương ở Mùi hội Thái dương ở Hợi, động lực thúc đẩy không thể bằng Thiên lương ở Sửu, hễ Thiên lương hội Thái dương ở cung hãm nhược, đều chủ về chuốc lấy oán trách. Nhưng nếu gặp sao Hình và các sao Văn xương, Văn khúc, Long trì, Phượng các, Thanh long, Tấu thư, Quan phù, mà không gặp Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp, thì có thể thích hợp với công tác pháp luật, hoặc liên quan đến tính chất “hình pháp kỷ luật”.
      Thiên lương ở Sửu, nếu cung Phu thê là Cự môn được Cát hóa (ưa nhất là Hóa Lộc), chủ về có thể kết hôn với người ngoại quốc.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, ưa Thiên Vu đồng độ với Thái dương, chủ về được bậc trưởng bối đề bạt, nâng đỡ trong sự nghiệp.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, rất ngại đến đại vận Tham lang Hóa Kị, theo bí truyền của phái Trung Châu, đây là hạn vì sắc mà gây họa, hoặc là một vận gặp nhiều tranh chấp. Cần xem hội các sao nào mà định cảnh ngộ.
      Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, không gặp các sao “khoa văn", cũng đã có khí chất nghệ thuật, nhưng thường có biểu hiện cuồng ngạo, phóng túng.
      Đối với Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, các cung hạn Tham lang, Cự môn, Thái dương, Thiên đồng, là những lưu niên hay đại vận có tính then chốt.   
  
Trích Tử Vi đẩu số!!